Luận Văn Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phật giáo là một tôn giáo lớn của thế giới có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật giáo đã truyền vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên, đến nay đã gần 2000 năm. Từ đó đến nay, Phật giáo đã để lại cho dân tộc ta nhiều dấu ấn có thể thấy từ tín ngưỡng cho đến văn hóa, phong tục, tập quán, từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm. Từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, Phật giáo được bản địa hóa, mang đậm màu sắc văn hóa Việt Nam và là một bộ phận của nền văn hóa tinh thần, cũng như nếp sống của người Việt.
    Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, thời kỳ khẳng định nền độc lập dân tộc, Phật giáo và dân tộc đã gắn bó mật thiết, khăng khít với nhau. Lý Nam Đế (451- 547) vừa tạo lập ra nước “Vạn Xuân” vừa xây dựng chùa “Khai Quốc”. Hình ảnh nước “Vạn Xuân” và chùa “Khai Quốc” đã quyện chặt vào nhau trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Ở thời Lý, Phật giáo tiếp tục chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. Câu tục ngữ “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” phản ánh trong ý thức người dân vai trò của Phật giáo trong giai đoạn lịch sử này. Dưới triều đại nhà Trần ở thế kỷ XIII, Phật giáo phát triển mạnh và được xem như là quốc giáo. Đặc biệt vào thời đại vua Trần Nhân Tông là thời đại mà Phật giáo phát triển đến cực thịnh.
    Đời Trần là thời đại mà Phật giáo thật sự hoà nhập vào lòng dân tộc từ hình thức lẫn nội dung, yếu tố đưa đến thành công và những đặc sắc của đạo Phật không tách rời với sự phát triển của dân tộc. Phật giáo đã trở thành cốt tuỷ và hoà nhập với nền văn hóa dân tộc. Nó hoàn toàn phù hợp với tâm tư nguyện vọng của một dân tộc khao khát hoà bình, yêu thích tự do độc lập. Khi chiến tranh chống ngoại xâm, đạo Phật đã tập hợp những tâm hồn yêu nước, thương dân, đoàn kết một lòng mọi người với ông Bụt từ bi, với Quan Âm cứu khổ và giáo lý thực tiễn không tách rời cuộc sống bằng thân, khẩu, ý. Đặc sắc của Phật giáo đời Trần là tính tích cực nhập thế. Có thể nói rằng các vị vua, các thiền sư đã sử dụng đúng tiềm năng của đạo Phật, khiến cho nó trở thành một tôn giáo không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam.
    Trong số những vị vua, các nhà thiền sư của nhà Trần, thì Trần Nhân Tông nổi lên không chỉ với tư cách là nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng, là một anh hùng dân tộc đã hai lần lãnh đạo nhân dân nước Đại Việt đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông để giành lấy chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước; mà ông còn là nhà văn hóa, nhà tư tưởng nổi tiếng đương thời. Điều đáng chú ý là Trần Nhân Tông còn là vị hòa thượng chân tu, một nhà thiền học có công lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ông xuất phát từ thực tế Việt Nam để sáng lập ra một tông phái Phật giáo mang bản sắc Việt Nam - thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
    Vì vậy, nghiên cứu triết học Trần Nhân Tông có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi nghiên cứu tư tưởng triết học Trần Nhân Tông để làm sáng tỏ vị trí, vai trò của Trần Nhân Tông đối với Phật giáo Việt Nam nói chung và đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam nói riêng. Đồng thời, nó giúp chúng ta biết đến những di sản tư tưởng văn hóa quý báu của cha ông, để “gạn đục, khơi trong” tiếp nhận, phát huy những gì là tích cực, ngăn chặn, gạt bỏ những gì là tiêu cực trong công cuộc đổi mới, mở cửa hiện nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
    Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Phật giáo là một tôn giáo lớn của thế giới có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật giáo đã truyền vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên, đến nay đã gần 2000 năm. Từ đó đến nay, Phật giáo đã để lại cho dân tộc ta nhiều dấu ấn có thể thấy từ tín ngưỡng cho đến văn hóa, phong tục, tập quán, từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm. Từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, Phật giáo được bản địa hóa, mang đậm màu sắc văn hóa Việt Nam và là một bộ phận của nền văn hóa tinh thần, cũng như nếp sống của người Việt.
    Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, thời kỳ khẳng định nền độc lập dân tộc, Phật giáo và dân tộc đã gắn bó mật thiết, khăng khít với nhau. Lý Nam Đế (451- 547) vừa tạo lập ra nước “Vạn Xuân” vừa xây dựng chùa “Khai Quốc”. Hình ảnh nước “Vạn Xuân” và chùa “Khai Quốc” đã quyện chặt vào nhau trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Ở thời Lý, Phật giáo tiếp tục chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. Câu tục ngữ “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” phản ánh trong ý thức người dân vai trò của Phật giáo trong giai đoạn lịch sử này. Dưới triều đại nhà Trần ở thế kỷ XIII, Phật giáo phát triển mạnh và được xem như là quốc giáo. Đặc biệt vào thời đại vua Trần Nhân Tông là thời đại mà Phật giáo phát triển đến cực thịnh.
    Đời Trần là thời đại mà Phật giáo thật sự hoà nhập vào lòng dân tộc từ hình thức lẫn nội dung, yếu tố đưa đến thành công và những đặc sắc của đạo Phật không tách rời với sự phát triển của dân tộc. Phật giáo đã trở thành cốt tuỷ và hoà nhập với nền văn hóa dân tộc. Nó hoàn toàn phù hợp với tâm tư nguyện vọng của một dân tộc khao khát hoà bình, yêu thích tự do độc lập. Khi chiến tranh chống ngoại xâm, đạo Phật đã tập hợp những tâm hồn yêu nước, thương dân, đoàn kết một lòng mọi người với ông Bụt từ bi, với Quan Âm cứu khổ và giáo lý thực tiễn không tách rời cuộc sống bằng thân, khẩu, ý. Đặc sắc của Phật giáo đời Trần là tính tích cực nhập thế. Có thể nói rằng các vị vua, các thiền sư đã sử dụng đúng tiềm năng của đạo Phật, khiến cho nó trở thành một tôn giáo không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam.
    Trong số những vị vua, các nhà thiền sư của nhà Trần, thì Trần Nhân Tông nổi lên không chỉ với tư cách là nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng, là một anh hùng dân tộc đã hai lần lãnh đạo nhân dân nước Đại Việt đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông để giành lấy chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước; mà ông còn là nhà văn hóa, nhà tư tưởng nổi tiếng đương thời. Điều đáng chú ý là Trần Nhân Tông còn là vị hòa thượng chân tu, một nhà thiền học có công lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ông xuất phát từ thực tế Việt Nam để sáng lập ra một tông phái Phật giáo mang bản sắc Việt Nam - thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
    Vì vậy, nghiên cứu triết học Trần Nhân Tông có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi nghiên cứu tư tưởng triết học Trần Nhân Tông để làm sáng tỏ vị trí, vai trò của Trần Nhân Tông đối với Phật giáo Việt Nam nói chung và đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam nói riêng. Đồng thời, nó giúp chúng ta biết đến những di sản tư tưởng văn hóa quý báu của cha ông, để “gạn đục, khơi trong” tiếp nhận, phát huy những gì là tích cực, ngăn chặn, gạt bỏ những gì là tiêu cực trong công cuộc đổi mới, mở cửa hiện nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
    Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...