Thạc Sĩ Góp phần phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2005 đến 2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Góp phần phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2005 đến 2015
    2
    BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
    ASEAN (The Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các
    quốc gia Đông Nam Á
    CSHT: Cơ sở hạ tầng
    GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm trong nước
    MICE (Meetings, Insensitives, Conference and Events): Hội thảo,
    hội nghị, tổ chức sự kiện và tưởng thưởng
    TM – DL: Thương mại Du lịch
    WTO (World Travel Organization): Tổ chức du lịch Thế giới
    UBND: Ủy ban nhân dân 3
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH
    TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
    1.1. Cơ sở lý luận về du lịch 01
    1.1.1. Du lịch – Khách du lịch – Sản phẩm du lịch – Ngành du lịch 01
    1.1.2. Các loại hình du lịch 04
    1.1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch 07
    1.2. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội 09
    1.3. Kinh nhiệm phát triển du lịch của một số quốc gia trong khu vực
    Đông Nam Á 11
    1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 14
    1.3.2. Kinh nghiệm của Inđonesia 15
    1.3.3. Kinh nghiệm của Singapore 16
    1.3.4. Kinh nghiệm của Malaysia 17
    1.4. Vài nét về ngành du lịch Việt Nam 17
    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN
    2.1. Tổng quan về kinh tế – xã hội 21
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 21
    2.1.2. Điều kiện xã hội 22
    2.2. Tình hình hoạt động du lịch trong thời gian qua 26
    2.2.1. Khách du lịch 26 4
    2.2.2. Doanh thu 30
    2.2.3. Cơ sở vật chất 33
    2.2.4. Lực lượng lao động 35
    2.2.5. Hoạt động giới thiệu, quảng bá du lịch 36
    2.2.6. Công tác quy hoạch phát triển du lịch 37
    2.3. Kết luận chương 2 38
    CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
    TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
    3.1. Những xu hướng du lịch hiện nay 40
    3.2. Mục tiêu phát triển du lịch 42
    3.2.1. Mục tiêu phát triển của cả nước 42
    3.2.2. Mục tiêu phát triển của Bình Thuận 44
    3.3. Lựa chọn giải pháp phát triển du lịch Bình Thuận 45
    3.3.1. Nhóm giải pháp nền tảng 46
    3.3.2. Nhóm giải pháp chiến lược 53
    3.4. Các bước đề nghị thực hiện 60
    3.4.1. Giai đoạn 2005 – 2006 60
    3.4.2. Giai đoạn 2006 – 2010 61
    3.4.3. Giai đoạn 2010 – 2015 61
    KẾT LUẬN 62
    PHỤ LỤC 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 5
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ trên các mặt đời sống – kinh tế
    – văn hóa – xã hội – khoa học kỹ thuật trên Thế giới, du lịch đã trở thành hoạt động
    phổ biến trong các tầng lớp dân cư. Nhu cầu du lịch đã đi vào cuộc sống của từng gia
    đình, làm phong phú thêm hoạt động nghỉ ngơi – vui chơi – giải trí và bản thân du lịch
    cũng đang ngày càng phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng đa dạng
    của xã hội, đáp ứng cao nhất khả năng tái tạo sức lao động cho xã hội nói chung và
    cho từng cá nhân nói riêng.
    Về mặt kinh tế, ngày nay du lịch đã tạo nên những thay đổi to lớn trong cơ
    cấu kinh tế của một quốc gia, những khoản thu nhập với lợi thế hơn hẳn các
    ngành trọng yếu khác, đặc biệt là khoản thu ngoại tệ, đã, đang và sẽ tiếp tục đưa
    du lịch trở thành ngành công nghiệp số một trong tương lai.
    Nhận thức sâu sắc vấn đề này, các quốc gia trên thế giới đã đầu tư thích
    đáng cho sự phát triển của ngành du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
    nhọn và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.
    Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể phát triển du lịch được do những
    đặc trưng riêng có của du lịch, cụ thể là tiềm năng du lịch của quốc gia và khả
    năng đón tiếp khách của họ.
    Bình Thuận là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền Trung có nguồn tài
    nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng. Trong một thời gian dài, ngành du lịch
    ở đây dường như đã ngủ quên và chỉ thực sự được đánh thức từ sau sự kiện nhật
    thực toàn phần diễn ra vào tháng 10/1995 mà Mũi Né là nơi duy nhất có thể
    quan sát được toàn cảnh hiện tượng này. Sau sự kiện này, khách du lịch bắt đầu
    biết đến Phan Thiết, Mũi Né với những bờ biển trong xanh, những đồi cát mênh
    mông như đang ở sa mạc, biết đến những công trình kiến trúc đặc trưng của
    người Chăm, biết đến lầu ông Hoàng và hàng loạt các danh thắng khác 6
    Qua hơn 10 năm phát triển, ngành du lịch Bình Thuận đã đạt được một số
    thành tựu đáng kể, số lượng khách du lịch đến với Bình Thuận và thu nhập từ du
    lịch của Tỉnh đã liên tục tăng ở mức tương đối cao, thậm chí có năm tốc độ tăng
    trưởng đạt ở mức 3 chữ số. Nhưng nếu nghiên cứu qua từng năm thì sự tăng
    trưởng này dường như không ổn định và đang có xu hướng giảm dần. Trong tình
    hình “người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch” ở một số địa phương như
    hiện nay dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và “góp phần” hủy
    hoại môi trường tự nhiên của địa phương thì Bình Thuận, là người đi sau có thể
    học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, cần có những hành động cụ thể
    và kịp thời ngay từ bây giờ để có thể định hướng cho sự phát triển du lịch của
    tỉnh nhà theo hướng phát triển bền vững.
    Là một du khách có dịp may được đến với Bình Thuận từ những ngày đầu
    mới phát triển của ngành du lịch, tôi thực sự ngạc nhiên và khâm phục trước sự
    phát triển quá “nóng” của vùng đất này. Thế nhưng, bên cạnh niềm vui tôi cũng
    lo sợ một ngày nào đó không còn được nhìn ngắm những đồi cát trùng điệp,
    không còn được tắm mình trong làn nước trong xanh nữa vì sự xuất hiện của đủ
    thứ rác bẩn, nước thải và những khách sạn mini, những khu dân cư “ăn theo” sự
    phát triển của du lịch Tất cả những thứ đó sẽ làm thay đổi cảnh quan và môi
    trường tự nhiên nơi đây, cản trở sự phát triển của du lịch.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Lựa
    chọn giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn
    2005 – 2015”.
    Thông qua việc đánh giá tiềm năng du lịch của tỉnh Bình Thuận, kết hợp
    với nghiên cứu thực tiễn, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 7
    du lịch của tỉnh trong thời gian qua để tìm ra nguồn gốc sự phát triển cũng như
    những nguyên nhân, những khó khăn tồn tại cản trở sự phát triển. Trên cơ sở đó
    đề xuất và lựa chọn những giải pháp góp phần phát triển du lịch phù hợp với
    điều kiện thực tế của Tỉnh.
    Tuy nhiên, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch phát triển kéo
    theo sự phát triển của các ngành khác nhưng để du lịch có điều kiện phát triển
    thì cũng cần sự hỗ trợ, phối hợp của rất nhiều ban ngành. Giới hạn nghiên cứu
    của luận văn chỉ dừng lại ở góc độ quản lý về du lịch và trong bối cảnh hiện tại
    của tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng
    để làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng hoặc điểu chỉnh quy hoạch phát
    triển tổng thể của tỉnh vì du lịch là một trong những thành phần quan trọng trong
    cơ cấu kinh tế của tỉnh, cũng như các quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch của
    từng khu vực mà Sở Thương mại – Du lịch tỉnh đang thực hiện.
    Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn chủ yếu là phương pháp
    thống kê phân tích, sau đó tổng hợp lại và dựa trên những khả năng có thể xảy ra
    để đưa ra kết luận. Một số chỉ tiêu được tính toán bằng cách áp dụng mô hình
    tăng trưởng trên phần mềm Excel.
    Luận văn gồm 61 trang với 3 chương, 6 bảng số liệu, 8 đồ thị minh họa và
    7 phụ lục.
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và vai trò của du lịch trong phát
    triển kinh tế.
    - Chương 2: Tình hình hoạt động của du lịch tỉnh Bình Thuận
    - Chương 3: Lựa chọn giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Bình
    Thuận giai đoạn 2005 – 2015
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...