Luận Văn Góp phần nghiên cứu tính đa hình của nhông cát Leiolepis belliana guttata Cuvier ở Thừa Thiên Huế

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 31/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Bò sát là động vật có nhiều đặc điểm sống khá phong phú và hấp dẫn đồng thời có nhiều lợi ích. Từ nhiều thế kỷ trước, khoa học đã dành khá nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu về nhóm động vật có số lượng không nhiều này, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của con người.
    Ở Việt Nam, các loài bò sát đã được chú ý dùng làm thuốc chữa bệnh từ thế kỉ XIV, nhưng mãi đến thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta mới có những công trình nghiên cứu thực sự về Bò sát của các tác giả người nước ngoài, đặc biệt là R.Bourret và cộng sự trong thời gian từ năm 1924 – 1944. Tuy nhiên từ sau năm 1945 đến nay các công trình nghiên cứu về Bò sát đã được đẩy mạnh nhiều hơn.
    Trong số loài thằn lằn được biết ở Việt Nam, Leiolepis belliana (Gray, 1827) là một loài thuộc họ Nhông (Agamidae). Tên phổ thông ở Việt Nam là nhông cát. Nhông cát thường gặp ở các dãi cát ven biển Việt Nam.
    Từ rất lâu nhân dân ta đã biết sử dụng nhông cát để chữa các bệnh như hen suyễn, ghẻ lở, còi xương ở trẻ con . Ngoài ra nhông cát còn được sử dụng để ngâm rượu làm thuốc bổ như tắc kè và rắn. Do thịt nhông thơm và ngon nên được sử dụng để làm thực phẩm. Mặt khác khi phân tích thành phần thức ăn tự nhiên của chúng thấy có nhiều loài động vật và thực vật khác nhau, trong đó có nhiều loài côn trùng có hại như cào cào, châu chấu, bọ xít, bướm, ruồi. Do đó có thể nói nhông cát được xem là loài động vật phổ biến ở các vùng cát ven biển miền Trung Việt Nam đã cùng với các loài động vật khác trong hệ sinh thái giữ vai trò nhất định, không những đảm bảo nâng dần năng suất sinh học trong thiên nhiên mà còn có vai trò ổn định thế cân bằng trong các hệ sinh thái.
    Như vậy, nhông cát là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị. Nghiên cứu khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên động vật và thực vật trong đó có nhông cát là rất cần thiết để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và đời sống.
    Trên thế giới và Việt Nam, việc nghiên cứu về nhông cát vẫn chưa nhiều, phần lớn các công trình chỉ tập trung vào các vấn đề đặc điểm sinh học, sinh thái học, phân bố, phân loại dựa vào các đặc điểm về hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh học. Năm 1991, tác giả Ngô Đắc Chứng trong luận án phó tiến sĩ của mình đã mô tả kĩ về đặc điểm hình thái và sinh thái ở hai phân loài của loài Leiolepis belliana là Leiolepis belliana belliana và Leiolepis belliana guttata Cuvier. Luận án đã bổ sung một số hiểu biết về nhông cát mà các tài liệu có được cho đến nay chưa đề cập hoặc đề cập còn ít, cung cấp một số cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng chăn nuôi và bảo vệ nguồn lợi này ở nước ta. Tuy nhiên, do yêu cầu, mục đích của luận án và do số liệu chưa đầy đủ nên chưa chứng minh Leiolepis belliana belliana và Leiolepis belliana guttata Cuvier là hai phân loài, loài hay dạng sinh thái mà tác giả chỉ tạm công nhận đó là hai phân loài.
    Theo xu hướng hiện nay, việc ứng dụng các kĩ thuật sinh học phân tử vào nghiên cứu phân loại động, thực vật và vi sinh vật rất phổ biến trên thế giới. Như đã nói ở trên, hai loài nhông cát ở Thừa Thiên Huế đã được nghiên cứu về hình thái học, tuy nhiên vẫn chưa được nghiên cứu ở mức độ phân tử.
    Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Góp phần nghiên cứu tính đa hình của nhông cát Leiolepis belliana guttata Cuvier ở Thừa Thiên Huế”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...