Luận Văn Góp phần nghiên cứu thú hoang dã huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 13/4/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Do có sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo đến vùng cận nhiệt
    đới, cùng với sự đa dạng về địa hình cảnh quan đã tạo nên sự đa dạng về điều kiện
    tự nhiên, nên Việt Nam có khu hệ động thực vật đa dạng, phong phú và đã được các
    nhà khoa học trên thế giới đánh giá là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam
    Á phong phú về đa dạng sinh học. Mặc dù có những tổn thất lớn về diện tích rừng
    trong một thời kỳ kéo dài nhiều thập kỷ, hệ động thực vật rừng Việt Nam vẫn còn
    phong phú về chủng loại. Đến nay đã thống kê được 289 loài và phân loài thú, 828
    loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 472 loài cá nước ngọt, khoảng 2.000
    loài cá biển và thêm vào đó có hàng chục ngàn loài động vật không xương sống ở
    cạn, ở biển và nước ngọt.
    Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều
    nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á và có nhiều loài đặc hữu.
    Rừng Bình Định cũng nằm trong vùng bị tác động mạnh, bởi việc khai thác,
    phát nương làm rẫy, phá rừng trái phép, , đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng
    và số lượng so với những năm trước đây; trong đó, các huyện miền núi bị ảnh
    hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Vân Canh ở một số xã rừng vẫn
    còn tương đối tốt, thú rừng còn khá đa dạng, nhưng việc điều tra nghiên cứu thú
    rừng ở đây chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, nhiều vấn đề về thú hoang dã
    Vân Canh chưa được đề cập đến, như: Danh sách thú, số lượng các loài thú quý
    hiếm, sự phân bố của các loài thú và các giải pháp bảo tồn thú
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế cấp bách trên, chúng tôi thấy cần thiết phải tiến
    hành nghiên cứu thú tại huyện Vân Canh thuộc tỉnh Bình Định.
    Các kết quả nghiên cứu được viết thành luận văn “Góp phần nghiên cứu thú hoang dã huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định”. Chúng tôi hy vọng rằng, luận văn sẽ
    cung cấp thêm tư liệu và làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, sử dụng, quy hoạch và
    phát triển nguồn lợi thú hoang dã tại đây.
    2
    2. Mục đích nghiên cứu
    2.1. Xác định tính đa dạng thú hoang dã tại khu vực nghiên cứu và từ đó xây
    dựng danh sách thú hoang dã cho huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
    2.2. Hiểu biết sâu hơn về đặc điểm sinh học của một số loài thú phổ biến;
    đồng thời biết được tình hình phân bố của các loài thú tại khu vực nghiên cứu.
    2.3. Xác định được những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự suy giảm tính đa
    dạng và độ phong phú của thú hoang dã, đánh giá được thực trạng của thú rừng tại
    khu vực nghiên cứu và từ đó đề ra các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
    nhiên quý giá này.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả các loài thú hoang dã và môi trường
    sống của chúng phân bố trên địa bàn huyện Vân Canh (các xã và thị trấn).
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Gồm 2 nhóm phương pháp nghiên cứu:
    - Nhóm phương pháp điều tra thành phần loài: Quan sát thiên nhiên, điều tra
    qua dân và sưu tầm mẫu vật;
    - Nhóm phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học: Phương
    pháp nghiên cứu thức ăn, phương pháp nghiên cứu về sinh sản và phương pháp
    nghiên cứu về tập tính hoạt động của thú.
    5. Những đóng góp của luận văn
    - Lập danh sách thú ở huyện Vân Canh gồm 65 loài, 26 họ và 11 bộ;
    - Bổ sung cho danh sách thú tỉnh Bình Định 21 loài;
    - Nêu những nhận định ban đầu về tính đa dạng và độ phong phú của thú
    hoang dã Vân Canh;
    - Nêu những nhận định sơ bộ về sự phân bố thú ở Vân Canh;
    - Trình bày một số đặc điểm sinh học của các loài thú thường gặp ở Vân Canh;
    - Nêu ý nghĩa, tình hình khai thác và bảo vệ thú;
    - Đề xuất các giải pháp bảo vệ thú hoang dã huyện Vân Canh.
    3
    6. Cấu trúc luận văn
    Luận văn gồm: 69 trang; phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận - kiến nghị và
    tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn, cụ thể:
    - Chương 1: Tổng quan tài liệu (có 7 trang);
    - Chương 2: Đối tượng, địa điểm, thời gian, tư liệu và phương pháp nghiên
    cứu (có 15 trang);
    - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (có 35 trang).

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .4
    1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU THÚ .4
    1.1.1. Lược sử nghiên cứu thú Việt Nam 4
    1.1.2. Lược sử nghiên cứu thú Bình Định 5
    1.1.3. Lược sử nghiên cứu thú hoang dã huyện Vân Canh .6
    1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔNG QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
    HUYỆN VÂN CANH .6
    1.2.1. Vị trí địa lý 6
    1.2.2. Địa hình 6
    1.2.3. Khí hậu 7
    1.2.4. Mạng lưới thủy văn .7
    1.2.5. Tài nguyên đất .7
    1.2.6. Hệ thống giao thông 7
    1.2.7. Hệ thống giáo dục và y tế 8
    1.2.8. Đặc điểm nhân văn 8
    1.2.9. Đặc điểm sinh giới 9
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .11
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .11
    2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .11
    2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 12
    2.3.1. Thời gian khảo sát tại thực địa 12
    2.3.2. Thời gian nghiên cứu tại phòng thí nghiệm 12
    2.4. TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU .13
    2.4.1. Mẫu vật thu thập được tại thực địa 13
    2.4.2. Ảnh chụp .14
    71
    2.4.3. Nhật ký thực địa 14
    2.4.4. Tài liệu khoa học .14
    2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .15
    2.5.1. Điều tra thành phần loài .15
    2.5.1.1. Quan sát thực địa .15
    2.5.2. Các phương pháp nghiên cứu sinh học và sinh thái học của thú 21
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .26
    3.1. THÀNH PHẦN LOÀI THÚ HOANG DÃ Ở VÂN CANH .26
    3.1.1. Danh sách các loài thú hoang dã ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định 26
    3.1.2. Một số nhận định về thành phần loài thú ở huyện Vân Canh .33
    3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA THÚ HOANG DÃ
    Ở HUYỆN VÂN CANH .36
    3.2.1. Đặc điểm sinh học của một số loài thú ở huyện Vân Canh .36
    3.2.2. Sự phân bố thú ở huyện Vân Canh .45
    3.3. TẦM QUAN TRỌNG, TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ THÚ Ở
    HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH .52
    3.3.1. Tầm quan trọng của thú .52
    3.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng và độ phong phú
    của thú 56
    3.3.3. Sử dụng và bảo vệ hợp lý tài nguyên thú rừng ở Vân Canh 58
    KẾT LUẬN VÀ KIỂN NGHỊ .61
    1. KẾT LUẬN 61
    1.1. Thành phần loài và cấp bảo vệ .61
    1.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học 62
    1.3. Sự phân bố của thú .62
    1.4. Độ phong phú của loài .63
    1.5. Về tầm quan trọng và ý nghĩa khoa học của thú .63
    1.6. Tình hình khai thác, quản lý và bảo vệ thú 63
    72
    2. KIẾN NGHỊ .64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .65
    TIẾNG VIỆT .65
    TIẾNG ANH 68
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...