Luận Văn Góp phần nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam trên cơ sở khai thác giá trị vật chất v

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Góp phần nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch VN trên cơ sở khai thác giá trị vật chất và tinh thần


    MỞ ĐẦU

    Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định. Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn.
    Trong thời đại ngày nay du lịch giữ vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Du lịch thúc đẩy tình hữu nghị hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hoá vì du lịch văn hoá là loại hình du lịch có những ưu điểm như ít chịu phụ thuộc thời tiết, có thẻ phát triển quanh năm, nguồn thu từ du lịch văn hoá là nguồn thu ổn định với mức tăng trưởng ngày càng lớn ngoài ra còn giúp con người hiẻu biết hơn về nên văn minh nhân loại. Điều đó phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.

    Xã hội phát triển yêu cầu hiểu biết ngày càng cao, du lịch trở thành một yêu cầu cần thiết của cuộc sống. Không phải tất cả đều phát triển được du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá chỉ phát triển ở những nước có nền văn hiến lêu đời, nghệ thuật dân tộc đặc sắc. Đồng thời với việc khai thác chúng ta có điều kiện bảo vệ và tôn tạo chúng.

    Việt Nam là nơi có những danh thắng đặc biệt có nền văn hoá truyền thống. Hơn 4000 văn hiến, với công trình kiến trúc mang tính lịch sử, văn hoá nghệ thuật với nền văn hoá dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

    Trong thời gian qua có khuynh hướng chưa chú trọng đúng mức du lịch văn hoá, đầu tư cho du lịch thường thiếu về khuynh hướng đầu tư cho khách sạn, phục vụ nghỉ dưỡng. Văn hoá ứng xử còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra đối với các nhà kinh doanh du lịch là phải làm như thế nào để vừa thu hút vừa thoả mãn những yêu cầu của khách vừa đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc.

    Lý do em chọn đề tài:
    "Góp phần nâng cao tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam trên cơ sở khai thác giá trị vật chất và tinh thần".
    Khai thác tiềm năng văn hoá du lịch Việt Nam, phát triển du lịch bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu cho ngân sách địa phương.

    Nhận thức đúng hơn về du lịch văn hoá, nâng cao trình độ dân trí, lòng yêu quê hương đất nước.
    Đối tượng nghiên cứu: Du lịch văn hoá.

    Kết cấu đề án:

    Chương I: Điều kiện phát triển du lịch văn hóa
    I. Du lịch văn hoá.
    1. Những nét khái quát về du lịch văn hoá, di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá.
    a, Văn hoá.
    b, Du lịch văn hoá .
    c, Di sản lịch sử văn hoá và di tích lịch sử văn hoá.
    2. Mối quan hệ và sự tác động tương hỗ giữa du lịch và văn hoá.
    a, Vị trí của du lịch văn hoá.
    b, Vai trò và ý nghĩa của sự phát triển Du lịch văn hoá.
    II. Điều kiện phát triển du lịch văn hoá.

    Chương II:
    Một vài đánh giá về điều kiện phát triển dulịch văn hoá ở Việt Nam.
    I. Điều kiện phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam.
    1, Tài nguyên du lịch văn hoá.
    2. Thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam.
    a, Thực trạng về công tác tổ chức quản lý Nhà nước để phát triển du lịch văn hoá.
    c. Nguồn lao động.
    II. Những vấn đề đặt ra.

    Chương III: Một vài suy nghĩ về phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam.
    1. Nhóm giải pháp quản lý vĩ mô.
    2. Nhóm giải pháp quản lý vi mô.
     
Đang tải...