Tiểu Luận Góp phần khảo sát thành phần hóa học phân đoạn không phân cực của cây Cốt Toái Bổ Drynaria fortunei

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Thế giới thực vật rất phong phú và đa dạng, nó cung cấp cho con người nguồn tài nguyên vô cùng quý giá về nhiều lĩnh vực đặc biệt là ứng dụng trong Y–Sinh học. Theo tổ chức y tế thế giới hiện nay khoảng 80% dân số thế giới sử dụng nguồn dược liệu để trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, nguồn thực vật phát triển rất đa dạng. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng cây cỏ trong điều trị bệnh như danh y Hải Thượng Lãn Ông hay Tuệ Tĩnh. Tuy nhiên các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền chỉ dựa theo kinh nghiệm. Điều này gây ra tính không ổn định khi điều trị và sự lãng phí nguồn dược liệu nước nhà. Chính vì vậy, việc nghiên cứu bài thuốc cần có sự kết hợp giữa các nhà hóa học, sinh học, dược học , từng bước hiện đại hóa các bài thuốc y học cổ truyền, nhằm nâng cao khả năng điều trị bệnh và tính ổn định của cây thuốc.
    Hóa học các hợp chất thiên nhiên, một bộ phận của chuyên ngành Hóa hữu cơ, đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Bởi vì, theo các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhiều hợp chất thiên nhiên có dược tính chữa bệnh rất lớn như hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxi hóa, kháng ung thư . Chẳng hạn như hợp chất Paclitaxel (Taxol) có trong cây Thông đỏ dùng làm thuốc hóa trị chữa bệnh ung thư, Charantin một hỗn hợp của 2 steroid glycoside trong trái Khổ qua có hoạt tính kháng đái tháo đường type 2
    Thời gian gần đây, trên thế giới có nhiều công trình công bố về tác dụng chữa bệnh loãng xương trên phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh của cây Cốt toái bổ Drynaria fortunei (Kunze ex Mett) J.Sm[13,15]. Tại Việt Nam, những cây thuốc thuộc chi Drynaria thường được dân gian chữa trị các bệnh phong thấp, nhức mỏi, đau gân xương, bong gân, gãy xương Tuy nhiên, những nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học về loài này ở trong nước không nhiều. Với mong muốn góp phần nghiên cứu thành phần các hợp chất có trong cây Cốt Toái Bổ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Góp phần khảo sát thành phần hóa học phân đoạn không phân cực của cây Cốt Toái Bổ Drynaria fortunei (G.kunze)
    J.Sm., họ Ráng (Polypodiaceae) tại Việt Nam”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...