Luận Văn Góp phần khảo sát thành phần hóa học của trái mướp đắng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH vii
    MỞ ĐẦU
    TỔNG QUAN
    1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY MƯỚP ĐẮNG 2
    1.1 Mô tả cây 2
    1.2 Phân bố và sinh thái 4
    1.3 Y học dân gian của cây mướp đắng
    1.3.1 Rễ 5
    1.3.2 Thân 5
    1.3.3 Lá 5
    1.3.4 Hoa 6
    1.3.5 Trái 6
    1.3.6 Hạt 6
    2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MƯỚP ĐẮNG 7
    2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 7
    2.1.1 Thành phần hóa học 7
    2.1.2 Tác dụng dược lý 7




    2
    2.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 8
    2.2.1 Thành phần hóa học 8
    2.2.1.1. Triterpene 8
    2.2.1.2. Steroid 9
    2.2.1.3. Protein 9
    2.2.1.4. Lipid 9
    2.2.1.5. Carbohydrate 9
    2.2.1.6. Caroteniod 10
    2.2.2. Một số triterpene trong cây mướp đắng 10
    2.2.2.1. Các triterpene glycoside được cô lập từ hạt mướp đắng 10
    2.2.2.2 Các triterpene glycoside được cô lập từ trái mướp đắng 12
    2.2.2.3 Các triterpene glycoside được cô lập từ lá và dây mướp đắng 16
    2.2.3. Tác dụng dược lý 19
    THỰC NGHIỆM
    1. NGUYÊNLIỆU 23
    2. ĐỊNH TÍNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG TRÁI MƯỚP ĐẮNG 23
    2.1 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất alkaloid 24
    2.1.1 Thuốc thử alkaloid 24
    2.1.2 Định tính alkaloid 24
    2 2. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất flavonoid 25
    2.2.1 Thuốc thử flavonoid 25
    2.2.2 Định tính flavonoid 25
    2.3. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất anthraglycoside 25
    2.3.1 Thuốc thử anthraglycoside 25
    2.3.2 Định tính anthraglycoside 25
    2.4. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất sterol 26
    2.4.1 Thuốc thử sterol 26
    2.4.2 Định tính sterol 26




    3
    2.5 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất saponin 26
    2.5.1 Thuốc thử saponin 26
    2.5.2 Định tính saponin 27
    2.6. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất đường khử 28
    2.7. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất tanin 28
    2.7.1 Thuốc thử tanin 28
    2.7.2 Định tính tanin 28
    2.8. Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất glycoside 28
    2.8.1 Thuốc thử glycoside 28
    2.8.2 Định tính glycoside 29
    3. TÁCH CHIẾT, CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ CÁC HỢP CHẤT 30
    3.1. Thiết bị và hóa chất 30
    3.1.1. Thiết bị 30
    3.1.2. Hóa chất 30
    3.2. Chiết xuất các nhóm hợp chất 31
    3.3. Phân lập và tinh chế các hợp chất 32
    KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
    1. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG TRÁI
    MƯỚP ĐẮNG 36
    2. NHẬN DANH CẤU TRÚC CÁC CHẤT TINH KHIẾT 37
    2.1. Chất MC1 37
    2.1.1 Kết quả phân tích độ tinh khiết của MC1 bằng HPLC 37
    2.1.2 Nhận danh cấu trúc hóa học của MC1A và MC1B 37
    2.1.2.1. Mẫu chất MC1A 37
    2.1.2.2 . Mẫu chất MC1B 41
    2.2. Hợp chất MC6 47
    2.3. Hợp chất MC5 51
    KẾT LUẬN


    8
    LỜI MỞ ĐẦU
    Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua (Momordica charantia L.), thuộc họ Bầu bí -
    Cucurbitaceae) được trồng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những vùng có khí hậu
    nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và
    miền núi.
    Mướp đắng có vị đắng, tính hàn nên trong dân gian thường dùng để trị các bệnh mụn
    nhọt, giải nhiệt, trừ phiền, thanh tâm, sáng mắt, giảm đau Khoa học ngày nay đã chứng
    minh dịch chiết trái mướp đắng có khả năng ức chế khối u, có tác dụng hỗ trợ men gan và
    điều trị bệnh đái tháo đường
    Hiện nay bệnh đái tháo đường là một trong các bệnh mãn tính, gây tử vong cao,
    đứng hàng thứ ba trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh
    ngày một gia tăng, đòi hỏi cấp thiết phải tìm ra các loại thuốc hiệu quả, đặc trị.
    Mướp đắng có tác dụng đăc biệt như vậy nhưng hiện nay vẫn còn rất ít công trình
    nghiên cứu về hợp chất trị bệnh đái tháo đường. Vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề
    tài : “Góp phần khảo sát thành phần hóa học của trái mướp đắng”.




    9
    TỔNG QUAN
    1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY MƯỚP ĐẮNG
    1.1. Mô tả cây
    Tên khoa học: Momordica charantia L.
    Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae)
    Tên nước ngoài: Bitter melon, bitter gourd (Anh), bitter apple, wild cucumber, bitter
    cucumber, ampalaya (Philipines), balsam pear (Mỹ), karela (Ấn Độ)
    Tên Việt Nam: Mướp đắng, khổ qua, lương qua, cẩm lệ chi [3]
    Ngoài ra nó còn có nhiều tên khác như: Mướp mủ, chua hao, dưa mát, hồng cô
    nương, hồng dương, bồ đạt, lại qua. [16]
    Mô tả cây mướp đắng: [3,21]
    Cây mướp đắng thuộc loại dây leo, có đời sống khoảng một năm. Đường kính dây
    khoảng 5-10mm, dây bò dài 5 - 7m, thân màu xanh nhạt có góc cạnh, leo được nhờ có
    nhiều tua cuốn, ở ngọn có lông tơ.
    Lá đơn, nhám, mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá mỏng chia làm 5 - 7
    thùy hình trứng, mép có răng cưa đều, mặt dưới lá màu xanh nhạt hơn mặt trên lá, gân lá
    nổi rõ ở mặt dưới, phiến lá có lông ngắn.
    Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái cùng gốc, có cuống dài. Hoa đực có
    đài và ống rất ngắn, tràng gồm năm cánh mỏng hình bầu dục, nhụy 5 rời nhau. Hoa cái có
    đài và tràng hoa giống hoa đực. Tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính khoảng 2cm .
    Trái hình thoi, dài 8 - 15cm, gốc và đầu thuôn nhọn. Mặt vỏ có nhiều u lồi to nhỏ
    không đều. Trái khi chưa chín có màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, khi chín có màu vàng
    hồng. Vì thế ở Trung Quốc, mướp đắng còn có tên là hồng dương, hồng cô nương. Khi
    chín, trái nứt dần ra từ đầu, tách ra làm ba phần để lộ chùm áo hạt màu đỏ bên trong .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...