Tiểu Luận GÓP PHẦN KHẮC SÂU BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ KHI DẠY TIẾT 31, BÀI 23 : PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong dạy học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng có rất nhiều phương pháp, trong đó không có phương pháp nào là “vạn năng”. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế của nó.
    Khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử là một trong những phương pháp có khả năng kích thích hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
    Mỗi bài học lịch sử đều cần phải khắc họa cho học sinh những nhân vật lịch sử cụ thể, kể cả nhân vật chính diện lẫn phản diện. Lịch sử là do con người sáng tạo ra, vì vậy không thể có được lịch sử mà thiếu yếu tố con người. Mặt khác, sự hoạt động của các nhân vật lịch sử phản ánh ở một mức độ nhất định lịch sử của một dân tộc, của quần chúng nhân dân.
    Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay có rất nhiều học sinh không còn yêu thích học tập bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, thậm chí nhiều em tỏ ra chán nản, cảm thấy lịch sử thật khô khan và máy móc. Nhiều học sinh hiểu chưa đúng, hiểu sai về nhân vật lịch sử, các em còn nhầm lẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác, thậm chí các em đã được học rồi nhưng khi giáo viên yêu cầu nhắc lại thì các em cảm thấy mơ hồ, không thể tạo ra được “chân dung” của nhân vật đó. Nguy hại nhất là những hiểu biết thiếu chính xác về nhân vật lịch sử của dân tộc. Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng không phải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà là do quan niệm và phương pháp của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học, hay nói cách khác là do giáo viên chưa khắc sâu cho học sinh biểu tượng về nhân vật lịch sử, chưa kích thích được hứng thú cho các em để giúp học sinh có một cái nhìn khách quan và có thái độ đúng đắn đối với nhân vật lịch sử đó.
    Từ thực tiễn giảng dạy trong nhiều năm qua, tôi xin trình bày phương pháp góp phần khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử khi giảng dạy Tiết 31, Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (SGK Lịch sử 11, Ban cơ bản). Hi vọng những vấn đề tôi nêu ra ở đây sẽ mở lối để đồng nghiệp cùng tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...