Thạc Sĩ Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 18/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong kỳ họp Quốc hội vào cuối năm 2004, việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân
    sách nhà nước kém hiệu quả là vấn đề bức xúc của cử tri trong cả nước. Vấn đề này
    không mới nhưng nó tồn tại như một ung nhọt lâu ngày, khó chữa, liên tục leo thang
    khi những bằng chứng hiển nhiên của sự lãng phí trong đầu tư ngân sách hiện ra
    nhãn tiền. Công trình hầm chui Văn Thánh, dự án các nhà máy mía đường, nhà máy
    lọc dầu Dung Quất, và nhiều công trình khác nữa là những ví dụ điển hình.
    Có rất nhiều nguyên nhân của việc kém hiệu quả trong đầu tư vốn ngân sách nhà
    nước, nhưng nguyên nhân được xem là cơ bản đó là cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách
    còn thiếu chặt chẽ, chưa đủ tầm để kiểm soát luồng vốn đầu tư của ngân sách nhà
    nước.
    Những kỳ họp quy mô, những cuộc họp nội bộ được tổ chức nhằm mục đích đưa
    ra giải pháp. Nhưng có đến nay, vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, trong khi
    luồng vốn đầu tư từ ngân sách vẫn cứ tiếp tục chảy ồ ạt, và tất nhiên, đi kèm với nó
    là sự gia tăng mức độ lãng phí trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước, lãng phí công
    sức của toàn dân, xói mòn lòng tin của dân
    Trong bối cảnh đó, việc “Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách
    nhà nước hiện nay tại Việt Nam
    ” là vô cùng cấp thiết.


    2. Mục đích của đề tài
    Đề tài “Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện
    nay tại Việt Nam”, như tên gọi của nó, ra đời với mục đích đưa ra đề xuất đối với
    cơ chế hiện hành về quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà hiện nay tại Việt Nam.


    3. Nhiệm vụ của đề tài
    Với mục đích trên, đề tài phải hoàn thành nhiệm vụ khó khăn là đề xuất một quy
    trình mới, cách nghĩ mới trong việc quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, qua
    đó, hiệu quả của đồng vốn ngân sách, nhờ áp dụng quy trình mới, có thể sẽ được cải
    thiện hơn.


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng từ vốn
    ngân sách nhà nước, được giới hạn trong phạm vi các văn bản pháp quy còn hiệu
    lực tính đến tháng 09 năm 2005.


    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được phát triển dựa trên nền tảng lý thuyết Kinh tế học công cộng, Tàichính công, lý thuyết Đầu tư và các kiến thức trong suốt quá trình học ở bậc Cao
    học của Tác giả dưới sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên, đặc biệt là PGS-TS
    Nguyễn Ngọc Hùng.
    Dựa trên nền tảng lý luận nêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu theo các phương pháp:
    - Tư duy logic, tư duy trừu tượng.
    - Tổng hợp dữ kiện, thống kê và phân tích số liệu.
    - Mô hình hoá, sơ đồ hoá.
    - Biến đổi, chứng minh toán học.
    - Một số phương pháp khác (so sánh, mô tả, v.v ).


    6. Bố cục của Luận văn
    Gồm 3 chương.
    Chương đầu tiên (Chương 1) nêu tổng quan về đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, trong đó đề tài đưa ra khái niệm về đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, sau đó là phần nhấn mạnh về mục đích của đầu tư vốn ngân sách nhà nước; phần kết thúc
    chương giúp làm rõ về vai trò của đầu tư vốn ngân sách nhà nước.
    Chương kế tiếp (Chương 2), với mục đích nêu lên thực trạng về cơ chế đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam, đã đưa ra những vấn đề tồn tại của cơ chế hiện hành dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước đó, trong phần đầu của chương này, là phần khái quát tình hình đầu tư vốn ngân sách nhà nước qua lăng kính số liệu vĩ mô.
    Chương cuối cùng (Chương 3) khép lại nhiệm vụ của đề tài: Đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước tại Việt Nam hiện nay.
    Trong đó, các mô hình về quản lý đầu tư, quy trình thầu, quy trình thanh toán vốn đầu tư được đề xuất theo một triết lý mới. Đề tài được kết thúc bằng những đề xuất đưa đồng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước xuống các tầng sâu kinh tế nhằm mục tiêu hướng đến hiệu ứng lan toả, truyền dẫn trong toàn bộ nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...