Luận Văn Gốm sứ thời goryeo và choson của hàn quốc – so sánh với gốm sứ cùng thời của việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỒ GỐM HÀN QUỐC
    Mục lục

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài .4
    2. Mục đích chọn đề tài 4
    3. Vấn đề và phương pháp nghiên cứu 5

    PHẦN2: NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: Đồ gốm thời kỳ Goryeo và Choson

    1.Khái lược lịch sử ra đời và phát triển của đồ gốm Triều Tiên 6
    2. Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm xanh thời Goryeo .11
    3. Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm trắng thời Choson 18
    4. Tiểu kết .24

    CHƯƠNG 2: Đặc điểm văn hóa gốm cùng thời ở Việt Nam
    1. Đặc điểm văn hóa gốm thời Lý, Trần .25
    2. Đặc điểm văn hóa gốm thời Mạc, Lê .29
    2.1. Đồ gốm Chu Đậu .30
    2.2. Đồ gốm Bát Tràng 33

    CHƯƠNG 3: Những điểm tương đồng và khác biệt giữa đồ gốm Việt Nam và Triều Tiên 36

    PHẦN 3: KẾT LUẬN .39

    TÀI LIỆU THAM KHẢO, TRÍCH DẪN 40



    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Chúng ta đã biết rằng mỗi dân tộc trên thế giới đều có nền văn hoá mang những đặc trưng riêng. Và nhờ những đặc trưng đó ta có thể hiểu hơn về dân tộc đó, đất nước đó. Khi được tiếp xúc với nền văn hoá Hàn Quốc mang đậm nét văn hóa Á-Đông, em bị cuốn hút bởi nhiều nét văn hóa đặc sắc. Từ đó, em muốn biết rõ hơn về nguồn gốc cũng như những ý nghĩa sâu xa liên quan tới văn hóa Hàn Quốc mà cho tới nay em chưa khám phá, chưa thử tìm hiểu. Và đồ gốm Hàn Quốc là một trong những nét văn hóa đặc sắc đó. Tuy nhiên, văn hóa của một quốc gia, nhất là một đất nước có lịch sử lâu đời trên bán đảo Triều Tiên (Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên) là một đề tài vô cùng lớn. Với kiến thức còn hạn hẹp và phạm vi một bài nghiên cứu khoa học sinh viên năm nhất, em chỉ xin đề cập đến hai dòng gốm là gốm xanh thời kỳ Goryeo và gốm trắng thời kì Choson nổi bật trong di sản văn hóa của dân tộc Triều Tiên (Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên).

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Khi chọn nghiên cứu đề tài này, mục đích của em là giúp bản thân hiểu hơn về đồ gốm Triều Tiên nói riêng và nền văn hoá Triều Tiên nói chung. Có người cho rằng việc nghiên cứu di sản văn hóa là vô cùng khô khan và không thực sự cần thiết đối với đời sống xã hội hiện nay. Nhưng thông qua việc nghiên cứu này, em có thể hiểu thêm về quan điểm thẩm mỹ, đời sống tinh thần, tình cảm cũng như truyền thống lao động cần cù, giàu sáng tạo và sự khéo léo của những nghệ dân gốm nói chung cũng như của người dân Triều Tiên nói riêng. Qua đó liên hệ với sản phẩm gốm của Việt Nam để thấy được những nét tương đồng và khác biệt trong truyền thống văn hóa giữa hai dân tộc, để hội nhập, để gắn kết, để hòa nhập mà không hòa tan và để cùng phát triển trong hòa bình, hữu nghị và hợp tác lâu dài.
    3. VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Đồ gốm từ xưa đến nay luôn là đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên những bài nghiên cứu đa phần tập trung về lịch sử ra đời, quá trình phát triển và các giá trị kinh tế của sản phẩm này. Bởi vậy, trong bài nghiên cứu khoa học này, ngoài việc tóm tắt ngắn gọn lại những vấn đề trên, em còn muốn liên hệ hai dòng gốm Triều Tiên như đã nói ở trên với đồ gốm Việt Nam để từ đó làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt trong sản phẩm gốm của hai nước nói riêng cũng như văn hóa của hai nước nói riêng.
    Các thông tin về đồ gốm Triều Tiên trong bài viết này ngoài các nguồn tư liệu bằng tiếng Việt, phần lớn được dịch ra bằng tiếng Anh và tiếng Hàn trên một số sách, báo và Internet. Qua bài nghiên cứu khoa học sinh viên này, em hi vọng sẽ cung cấp cho người đọc một số hiểu viết về giá trị văn hóa đồ gốm của Triều Tiên và Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...