Tài liệu Gợi ý một số câu hỏi ôn tập môn Lý thuyết Kiểm toán

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC TIÊU MÔN HỌC LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN
    - Dành cho khối ngân hàng- tài chính (45 tiết): Nắm vững BẢN CHẤT kiểm toán (không yêu cầu bài tập thực hành)
    - Dành cho khối kế toán (60 tiết+ 90 tiết môn KTDN): Nắm vững BẢN CHẤT kiểm toán và có khả năng vận dụng THỰC HÀNH (bài tập)
    - Giáo trình sử dụng: Lý thuyết kiểm toán- Học viện Tài chính- NXB tài chính năm 2007
    - Kết cấu đề thi (dành cho khối ngân hàng): Lý thuyết (3 điểm)+câu hỏi trắc nghiệm (7 câu- 7 điểm)

    NỘI DUNG ÔN TẬP LÝ THUYẾT
    Chương 1.
    1. Khái niệm, bản chất của kiểm toán => vai trò của kiểm toán
    2. Phân loại kiểm toán: Theo mục tiêu (hoặc chức năng) kiểm toán/Theo chủ thể tiến hành kiểm toán
    3. Tiêu chuẩn kiểm toán viên độc lập theo IFAC và tương ứng qui định ở Việt Nam (NĐ105/2004/NĐ-CP)
    4. Chuẩn mực kiểm toán và ví dụ về chuẩn mực kiểm toán.
    Chương 2.
    1. Khái niệm và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp (ICS)
    2. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các nguyên tắc và thể thức kiểm soát
    3. Tại sao hệ thống kiểm soát nội bộ có những điểm yếu vốn có
    Chương 3.
    1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của cơ sở dẫn liệu?
    2. Khái niệm, biểu hiện và những nhân tố ảnh hưởng tới Gian lận và sai sót
    3. Trách nhiệm của BLĐ đơn vị và KTV đối với gian lận và sai sót
    4. Trọng yếu?: Khái niệm, ý nghĩa và tính chất/nhân tố ảnh hưởng đến tính trọng yếu
    5. Trình bày các bước cơ bản trong vận dụng tính trọng yếu
    6. Rủi ro kiểm toán? Các loại rủi ro kiểm toán (các bộ phận cấu thành RRKT)
    7. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro thông qua mô hình rủi ro kiểm toán và ma trận rủi ro
    8. Bằng chứng kiểm toán: Khái niệm, phân loại, yêu cầu -> nêu ví dụ về bằng chứng kiểm toán
    9. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
    10. Hồ sơ kiểm toán: Khái niệm, phân loại và vai trò
    11. Thế nào là DN hoạt động liên tục? Ý nghĩa của khái niệm “hoạt động liên tục”. Các dấu hiện hoạt động không liên tục. Trách nhiệm của KTV?
    Chương 4.
    1. Trình bày nội dung cơ bản của 2 phương pháp kiểm toán: hệ thống/cơ bản
    2. Trong quá trình kiểm toán, KTV vận dụng phương pháp nào là chính? Ưu nhược điểm của từng phương pháp. Sơ đồ mối quan hệ giữa phương pháp kiểm toán với chi phí kiểm toán và độ chính xác của thông tin
    3. Chọn mẫu là gì? Vì sao phải chọn mẫu? Rủi ro chọn mẫu và không do chọn mẫu? Nêu các phương pháp chọn mẫu (ngắn gọn về các bước trong qui trình chọn mẫu)
    Chương 5.
    1. Nêu nội dung các bước cơ bản trong một cuộc kiểm toán
    2. ý nghĩa, nội dung của lập kế hoạch kiểm toán. Các thông tin chính cần được chuẩn bị trong giai đoạn lập kế hoạch?
    3. Trách nhiệm của KTV trong việc xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán
    4. Báo cáo kiểm toán là gì? Các loại báo cáo kiểm toán? Vai trò?

    GỢI Ý MỘT SỐ CÂU HỎI TRẤC NGHIỆM ÔN TẬP
    Nhận định đúng hay sai, giải thích ngắn gọn
    Chương 1.
    1. Kiểm tra Dự án cầu vượt Ngã tư sở, theo hợp đồng kiểm toán đã ký với Chủ đầu tư Dự án, nhằm đánh giá hiệu quả và khả năng hoàn thành tiến độ Dự án, là loại hình kiểm toán hoạt động do các kiểm toán viên độc lập thực hiện.
    2. Kiểm toán dùng để đánh giá tính hiệu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...