Tiểu Luận Gói IP trong Ghép kênh cận đồng bộ STM

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi dangai91, 18/10/12.

  1. dangai91

    dangai91 New Member

    Bài viết:
    9
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Ngày nay nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng tăng lên, công nghệ thông tin liên lạc ngày càng phát triển, để đáp ứng được sự bùng nổ thông tin liên lạc đó nhiều công nghệ mới nhiều cải tiến mới về công nghệ và kỹ thuật được phát minh và áp dụng vào hệ thống thông tin liên lạc. Thông tin liên lạc truyền đi xa gặp nhiều rắc rối, như nhiễu, quá tải, truyền chậm, hay chiếm dụng tài nguyên, khả năng truyền trong phạm vi nhỏ, dung lượng thấp, tốc độ chậm .Chính vì để tiết kiệm băng thông, truyền ổn định tránh nhiễu người ta nghĩ đến ghép kênh như một cách tất yếu, khi mà ta chỉ có thể truyền trên một thiết bị vật lý chỉ cho phép truyền một tín hiệu một kênh thì sự lãng phí tài nguyên là vô cùng lớn, phải ghép nhiều tín hiệu lại thành các kênh rồi truyền đi tránh lãng phí, mặt khác việc truyền tin trên kênh truyền đòi hỏi các kỹ thuật các quy tắc ghép kênh nhất định để tránh mất tin, truyền chính xác, tránh nhiễu và đẩy nhanh tốc độ truyền tin.
    Nghiên cứu vấn đề này đã đưa ra rất nhiều biện pháp ghép kênh cũng như phương pháp truyền thông tin trên các kênh truyền như truyền thông không đồng bộ ATM mà chuyển mạch chính là chuyển mạch gói, và đặc biệt với sự ưu việt của phương pháp truyền IP/SDH tốc độ nhanh, đảm bảo tiết kiệm băng thông.
    Giao thức Internet (IP) đã trở thành giao thức chuẩn phổ biến cho các dịch vụ mạng mới, do đó lưu lượng IP không ngừng tăng nhanh và dần thay thế các loại giao thức khác. Hằng năm, lưu lượng số tăng hơn lưu lượng thoại gấp 2 ư 4 lần. Đến năm 2010, lưu lượng số đã đạt đến gấp hàng chục lần lưu lượng thoại.
    Kiến trúc mạng IP ngày nay được xây dựng theo ngăn mạng xếp chồng những công nghệ như ATM, SDH và WDM.
    Một số nhà cung cấp và tổ chức tiêu chuẩn đang đề xuất những giải pháp mới khai thác IP trên kiến trúc mạng đơn giản và truyền hiệu quả trên nền SDH băng tần truyền dẫn vô cùng lớn. Những giải pháp này cố gắng giảm tối đa tính năng dư thừa, giảm mào đầu giao thức, đơn giản hoá công việc quản lý và qua đó truyền tải IP trên lớp WDM (lớp mạng quang) càng hiệu quả càng tốt. Hiện nay có nhiều kiến trúc mạng đã được nhận diện và triển khai trong thực tế. Việc ứng dụng IP trên nền SDH đã được thực hiện hiệu quả. Mạng thông tin quang SDH đã mở ra một giai đoạn mới của công nghệ truyền thông nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng rất nhanh của các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là dịch vụ Internet.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG GHÉP KÊNH SDH 2
    1. Khái niệm 2
    2. Đặc điểm 2
    2.1 Các mức tốc độ của ghép kênh SDH 2
    2.2 Cấu trúc khung. 3
    2.3 Sơ đồ khối bộ ghép kênh SDH 4
    2.3.1 Sắp xếp 63 luồng nhánh 2,048 Mbit/s vào khung STM-1. 6
    2.3.2 Vai trò và hoạt động của con trỏ trong SDH 10
    2.4 Ưu điểm 12
    CHƯƠNG II: CƠ BẢN VỀ IP. 13
    1. Khái niệm 13
    2. Tổng quan. 13
    CHƯƠNG III: TRUYỀN DẪN IP TRONG SDH 18
    1. Khái niệm 18
    2. Đóng khung kiểu HDLC 19
    3. Đóng khung kiểu LAPS. 21
    4. Phân lớp lưu lượng ở mức lớp mạng. 22
    5. Quản lý băng thông tĩnh. 23
    6. Triển vọng. 30
    KẾT LUẬN 31
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...