Luận Văn Gói giải pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu

    Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ra đời cùng với việc thực hiện chính sách
    đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
    Đảng năm 1986 khởi xướng. Một năm sau đó, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật đầu
    tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý cho thu hút đầu tư nước ngoài. Đạo luật này đã nhanh
    chóng đi vào cuộc sống và thu được kết quả khả quan.
    Ngày 7/11/2006, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
    Thương mại Thế giới là một trong những khởi đầu quan trọng của quá trình thực hiện
    chính sách chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Gia nhập WTO đã mở ra cho
    nước ta những cơ hội mới, cùng với những thách thức gay gắt, tác động sâu rộng đến hoạt
    động đầu tư nước ngoài. Đồng thời, cùng với sự bùng nổ của Thị trường chứng khoán,
    Việt Nam trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài và các quỹ
    đầu tư trên thế giới.
    Tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức và khó khăn, nền kinh tế
    Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm với sự đóng góp không
    nhỏ của dòng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có vốn đầu tư gián tiếp FPI. Tuy nhiên, do
    chưa nhận thức đầy đủ vai trò, lợi ích cũng như quá e ngại những rủi ro mà dòng vốn này
    có thể mang lại, bằng những biện pháp kiểm soát vốn gắt gao, Chính phủ đã giới hạn
    dòng chảy vào và ra của vốn FPI trước sự tiếc nuối của các nhà đầu tư nước ngoài lẫn sự
    mong chờ một thị trường chứng khoán phát triển của các nhà đầu tư trong nước.
    Với những kinh nghiệm quý báu có được trong việc thực hiện thu hút đầu tư nước
    ngoài sau hơn 20 năm đổi mới, với thế và lực mới của đất nước sau khi gia nhập WTO,
    làm thế nào để dòng vốn FPI phát huy hơn nữa vai trò tích cực đối với nền kinh tế nhưng
    vẫn tránh được những đổ vỡ là công việc hết sức cấp bách và quan trọng hiện nay. Trong
    đề tài này, chúng tôi có nghiên cứu những biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc và
    những thành công mà Trung Quốc đã đạt được trong việc vừa thu hút vừa kiểm soát dòng
    vốn FPI trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau khi TTCK Trung Quốc bùng nổ. Mục đích
    của việc nghiên cứu này là để tìm ra gói giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong
    sự hài hòa với những mục tiêu còn lại của “tam giác bất khả thi”, giúp Việt Nam có thể
    tiếp cận dòng vốn toàn cầu nhưng tránh được nguy hiểm.


    MỤC LỤC
    
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC HÌNH
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    PHẦN NỘI DUNG 2
    CHƯƠNG 1: KIỂM SOÁT VỐN NHẰM NGĂN CHẶN SỰ ĐẢO NGƯỢC
    DÒNG VỐN CỦA CÁC QUỐC GIA . 2
    1.Mục tiêu chung của việc kiểm soát vốn 2
    2.Lý thuyết về kiểm soát vốn . 5
    Khái niệm . 5
    Các hình thức kiểm soát vốn 6
    Các lý do kiểm soát vốn 6
    Mặt trái của kiểm soát vốn 7
    CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT VỐN CỦA “NGƯỜI KHỔNG LỒ
    TRUNG QUỐC„ . 8
    1.Kinh nghiệm thế giới về kiểm soát vốn 8
    2.Kinh nghiệm kiểm soát vốn của „Người khổng lồ Trung Quốc“ 9
    Phân khúc thị trường theo từng loại nhà đầu tư 9
    Cấp chứng nhận các nhà đầu tư đủ tư cách (QFIIs) và ban hành các quy định
    dành cho QFIIs 12
    Giải pháp hỗ trợ cho việc kiềm soát dòng vốn FPI ở Trung Quốc – Đầu tư ra nước
    ngoài 15
    CHƯƠNG 3: VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT VỐN TRONG THỜI
    GIAN QUA? NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LÊN
    DÒNG VỐN FPI 16
    1.Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO 16
    2.Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO 19
    2.1.Những ràng buộc của Việt Nam khi gia nhập WTO
    về đầu tư gián tiếp nước ngoài 19
    2.2.Các biện pháp kiểm soát của Chính phủ . 20
    2.2.1. Các biện pháp hành chính . 20
    2.2.2. Can thiệp vô hiệu hóa 24
    3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát vốn ở Việt Nam trong thời gian qua 27
    3.1.Thành tựu . 27
    3.2.Hạn chế . 28
    CHƯƠNG 4: GÓI GIẢI PHÁP TỰ DO HÓA CÓ KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA
    ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FPI . 30
    1.Nới lỏng các giải pháp hành chính . 30
    Nới lỏng tỷ lệ về vốn cổ phần do cổ đông nước ngoài nắm giữ 30
    Mở rộng ngành nghề được phép bán cổ phần cho nhà ĐTNN 34
    2.Đề xuất giải pháp thị trường mới . 35
    . Triển khai giao dịch cổ phiếu bằng ngoại tệ . 35
    3.Các giải pháp hỗ trợ khác 36
    Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài . 36
    Tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) 38
    Nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá hối đoái 42
    4.Các giải pháp phòng ngừa 43
    Gia tăng dự trữ ngoại hối . 43
    Ngăn ngừa tình trạng Đôla hóa . 46
    Nâng cao vị thế đồng Việt Nam- Tăng cường khả năng chuyển đổi hoàn toàn đồng
    nội tệ 47
    PHẦN KẾT LUẬN 50
    PHẦN PHỤ LỤC
    PHỤ LỤC 1: Những lý luận cơ bản về đầu tư gián tiếp nước ngoài
    PHỤ LỤC 2: Thực trạng thu hút FPI ở Việt Nam trong thời gian qua
    PHỤ LỤC 3: Kiểm định kiểm soát vốn tại Việt Nam bằng Lý thuyết ngang giá sức
    mua PPP
    PHỤ LỤC 4: Danh mục các ngành nghề cho phép người nước ngoài mua cổ phần
    PHỤ LỤC 5: Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước
    ngoài
    PHỤ LỤC 6: Danh mục những ngành nghề, lĩnh vực nhà nước nắm giữ 100% vốn
     

    Các file đính kèm:

    • 89-.rar
      Kích thước:
      905.6 KB
      Xem:
      0
Đang tải...