Tiểu Luận Giúp học sinh nắm vững chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, tác phẩm văn xuôi chiếm một số lượng lớn trong chương trình văn học. Vì vậy, việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn xuôi một cách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 cần trang bị một vốn kiến thức vững chắc để thi tốt nghiệp và thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Thế nhưng, có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm văn xuôi: Có thể đi từ cốt truyện, tình tiết, biến cố, nhân vật, . Nhưng có lẽ trong mỗi tác phẩm văn xuôi đều thể hiện những nội dung khác nhau thì sẽ có những cách khám phá, tìm hiểu khác nhau. Có những tác phẩm thể hiện cách nhìn khám phá về đời sống hằng ngày đa diện, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp như: Chiếc thuyền ngoài xa, Người Hà Nội, Mùa lá rụng trong vườn, Hoặc có tác phẩm lại đi sâu vào miêu tả cuộc sống khổ cực của con người mất quyền tự do, bị áp bức, bóc lột như: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, .Có những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước như: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông, .
    Đặc biệt, có những tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến ác liệt của dân tộc . Bởi vì, hiện thực hào hùng của thời đại cách mạng nước ta 1945 – 1975 làm cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng xuất hiện và phát triển, bởi hiện thực đó đòi hỏi mọi người phải gắn kết lại một khối và mỗi người trong đó phải sống vượt cao hơn khả năng mình hiện có. Sau Cách mạng tháng Tám, toàn Đảng và toàn dân tộc ta ý thức điều đó rất rõ, do đó tất cả đều hướng về Tổ quốc, dân tộc, kháng chiến và mỗi người đều sống vượt mình. Nhờ thế họ lập được những thành tích phi thường mà nếu trong hoàn cảnh bình thường khó giải thích: Cù Chính Lan bị đạn giặc bắn nát hai tay rồi hai chân, anh vẫn nói: còn miệng còn chiến đấu, chỉ đến khi kiệt sức mới chịu ngã xuống; Ngô Thị Tuyển vác hòm đạn nặng gấp đôi cơ thể mình chạy ra trận địa giữa lúc máy bay giặc vẫn quần đảo trên bầu trời; Nguyễn Viết Xuân bị thương rất nặng cả hai chân vẫn hiên ngang đứng dậy phất cờ cho toàn đơn vị pháo “nhằm thẳng quân thù mà bắn” Nhưng đây không phải là anh hùng sử thi trong trong truyền thống mang tính chất huyền thoại, họ là những con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Trong một hoàn cảnh đặc biệt của thử thách, họ đã huy động tận cùng sức lực, ý chí để vượt qua với một sức mạnh của lý tưởng vì độc lập tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội. Vì thế họ không phải là kiểu người anh hùng cá nhân mà là những con người tiêu biểu nhất cho cộng đồng trong một thời đại nhất định. Cái anh hùng của họ cũng không phải là anh hùng kiểu thủ lĩnh đứng trên cộng đồng mà là anh hùng của quần chúng, từ trong quần chúng. Con người này vốn gắn bó với đồng ruộng, quê hương xứ sở nhưng vì đất nước có giặc, họ ra đi quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, họ có mặt ở khắp mọi nẻo đường kháng chiến, làm mọi việc khác nhau, miễn là góp sức cùng đất nước, tập thể, nhân dân để làm nên chiến thắng vẻ vang của của Tổ quốc.
    Như vậy, trong những năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ, chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nhân tố làm nên phong cách thời đại, là mảng đất khơi nguồn đề tài cho văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Đó cũng chính là lí do tôi đề cập đến đề tài này: Giúp học sinh nắm vững chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...