Tiểu Luận Giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt hơn phần làm văn nghị luận xã hội

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 1

    I. MỞ ĐẦU 3
    1. Lý do chọn đề tài. 3
    2. Mục đích nghiên cứu. 4
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    5. Phương pháp nghiên cứu. 4
    6. Cấu trúc của đề tài. 5

    II. NỘI DUNG. 6

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 6

    1. 1. Cơ sở pháp lý. 6
    1.2. Cơ sở lý luận. 6
    1. 2. 1.Nghị luận về một tư tưởng đạo lí 6
    1. 2. 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống 6
    1. 2. 3. Cách làm bài nghị luận xã hội 7
    1. 3. Cơ sở thực tiễn 7
    1. 3. 1. Xu hướng chung 7
    1. 3. 2. Thực tế ở trường THPT Phan Đình Phùng 9

    CHƯƠNG 2. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 12 10

    2.1.Rèn kĩ năng nhận dạng đề và tìm hiểu đề trong bài văn nghị luận xã hội .10
    2. 1. 1. Nhận dạng đề 10
    2. 1. 2. Tìm hiểu đề 13
    2. 2. Rèn kĩ năng tìm luận điểm và thu thập dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội 14
    2. 2.1. Tìm luận điểm . 14
    2. 2. 2. Thu thập dẫn chứng 15
    2. 3. Rèn kĩ năng lập dàn bài trong bài văn nghị luận xã hội. 17

    CHƯƠNG 3 . THỰC NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. 23

    3. 1. Tiến hành thực nghiệm. 23
    3. 2. Kết quả thực nghiệm 24
    3. 3. Giải pháp 25

    III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc, nhằm làm sáng tỏ cái đúng, cái sai, tốt, xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề tài và nội dung này thường là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao. Đối với chương trình làm văn trong nhà trường phổ thông, đó thường là các đề bài mang đến cho học sinh những suy nghĩ, nhận thức đúng đắn về cuộc sống, có ý nghĩa hướng đạo, đặc biệt là những vấn đề có ý nghĩa tác động trực tiếp đối với thế hệ trẻ.

    Tập trung vào kiểu bài nghị luận xã hội là một nỗ lực đổi mới chương trình Ngữ Văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay. Bởi lẽ, một thời gian dài trước đây, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học khiến cho học sinh luôn cảm thấy văn chương xa rời thực tế cuộc sống. Cho đến hôm nay, văn nghị luận xã hội không chỉ trở thành tiêu chí đánh giá học sinh trong những bài kiểm tra, mà còn trong cả kỳ thi tốt nghiệp, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học.Thiết nghĩ, sự chuyển biến này đã mang lại không ít cơ hội cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Rèn luyện văn nghị luận xã hội không chỉ giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội để có thể sống tốt hơn, và hoàn thiện nhân cách của mình. Tuy nhiên, bất kì một sự đổi mới nào cũng đặt ra không ít thách thức. Thách thức đối với học sinh kể từ khi đề văn nghị luận xã hội có mặt trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học không hề nhỏ. Thời gian rèn luyện trên lớp về nghị luận xã hội không nhiều. Kiến thức xã hội còn hạn chế. Tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều. Cộng với kĩ năng làm bài chưa thuần thục, và nhiều vướng mắc khác trong việc thực hiện các yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội Tất cả những điều đó đã tạo áp lực, gây hoang mang cho không ít học sinh. Giúp đỡ cho các em học sinh khắc phục được những khó khăn trên chính là lí do để chúng tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

    Chúng tôi sẽ tiến hành đề tài với hai mục đích cơ bản sau:
    Thứ nhất, giúp học sinh nắm được những phương pháp cơ bản để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội.
    Thứ hai, các giáo viên Ngữ Văn có thể dùng làm tài liệu ôn tập, luyện thi phần nghị luận xã hội.
    Những mục đích trên cũng chính là đóng góp của đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...