Luận Văn Giúp đỡ học sinh yếu kém trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4 trong trường tiểu học.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU:


    I - LÝ DO CHON ĐỀ TÀI

    1/ Xuất phát từ những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy - học toán ở Tiểu học nói riêng:

    Như chúng ta đã biết đất nước ta đã thực sự bước vào một kỷ nguyên mới với tương lai tươi sáng của thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn minh nhân loại. Chúng ta đáng thật tự hào và tự hào thực sự về đất nước ta, dân tộc ta đang ngày càng thay da đổi thịt ngẩng cao đầu tự tin hướng tới tương lai để “Sánh vai cùng các cường quốc năm châu bốn biển”. Nói đến tương lai, niềm tự hào của dân tộc ta không khỏi nói đến con người mà con người muốn được phát triển toàn diện là nhờ sự giáo dục của gia đình của nhà trường - xã hội bởi: “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cánh cửa tương lai”. Nghị quyết của Trung ương Đảng đã từng nêu: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đòi hỏi phải có con người XHCN. Muốn thành công XHCN thì phải thành công ba dòng thúc cách mạng. Trong đó: “Cách mạng giáo dục là then chốt” “xã hội đi lên banừg giáo dục”. Đó cũng là chân lý của thời đại chúng ta.

    Bởi vậy, giáo dục dánh một trách nhiệm hết sức nặng nề và cấp thiết. Đặc biệt đối với bậc tiểu học “Là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 2 luật giáo dục).

    Bậc tiểu học là bậc rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, phát triển các năng lực phẩm chất trang bị các phương pháp ban đầu về hoạt động nhân thức và hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng phát huy tình cảm, thói quen đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục tiêu đó được thực hiện thống qua việc dạy học các kiến thức cơ bản và thực hiện theo định hướng của yêu cầu giáo dục, nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp trẻ tiếp tục học ở bậc học cao hơn hay cho công việc lao động của trẻ sau này.

    Trong các môn học thì môn Toán đông một vai trò quan trọng. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số học, các yếu tố hình học, đo các đại lượng - giải. Môn toán ở Tiểu học là một môn thống nhất không chia thành phân môn. Bên cạnh đó, khả năng giáo dục môn Toán rất phóng phú, giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác. Môn Toán còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo, kích thích sự tò mò tự khám phá và rèn luyện một phong cách, tác phong làm việc khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần phát triển ý chí và những đức tính tốt như: Cần cù, chịu khó, kiên trì và nhẫn nại trong học tập, có ý chí vượt khó vươn lên.

    2/ Xuất phát từ thực trạng đối tượng học sinh ở địa phương thường gặp khó khăn trong quá trình học mạch kiến thức nghiên cứu trong đề tài:

    Như chúng ta đã biết môn Toán là một môn học quan trọng không những trong trường Tiểu học mà hầu như là cả đời thường. Là thầy giáo, cô giáo phải có trách nhiệm dạy học trò học giỏi các môn học song không thể coi nhẹ môn Toán, đặc biệt là khi các em giải toán có lời văn.

    Cụ thể trong địa phương đang công tác giảng dạy có rất nhiều học sinh yếu khi tìm tòi lời giải để giải quyết đề tài. Nếu chúng ta coi nhẹ vấn đề này là coi như chúng ta không hoàn thành trách nhiệm của người dạy học. Do địa bàn dân cư phức tạp các hộ gia đình sống rời rạc trình độ dân cư có hạn bên cạnh đó lại xen lẫn với một số đồng bào công giáo - tập tục không giống nhau, thậm chí ngôn ngữ cũng khó hiểu nên ảnh hưởng không nhỏ đến các em khi giải toán có lời văn.

    Một ảnh hưởng nữa là mặt bằng dân trí không đồng đều có những gia đình rất hiếu học nhưng về nhà bày cho con lại sai vì họ không hiểu được việc cần phải tìm và phải tìm ra kết quả lời giải của bài toán. Cha nói một điều còn lại hiểu sang điều khác. Từ đó gây khó khăn rất lớn cho người học và người dạy. Có những lúc những khi học sinh không hiểu được những lời thầy giáo nói ra hoặc cha mẹ nói ra vì ai cũng là người đáng kính trong một bên là mẹ một bên là cô biết nghe ai đấy? Biết đặt lời giải cho bài toán này như thế nào? Song đối với giáo viên chất lượng giữa dạy và học vẫn là trên hết.

    Bản thân tôi cũng thấy rằng trong giảng dạy chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà là hai vấn đề được đặt ra và phải thực hiện có hiệu quả trong năm học. Để đạt điều đó chúng ta cần phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh giỏi - khá - trung bình và yếu. Mục tiêu trước mắt là nâng cao chất lượng dạy và học để đưa học sinh từ trung bình lên khá, đưa học sinh từ khá lên giỏi, học sinh giỏi phải đạt kết quả cao hơn nữa. Đặc biệt là đưa học sinh yếu, kém đạt học sinh trung bình để cuối năm không có học sinh lưu ban. Nếu như chúng ta để học sinh lưu ban học sinh yếu kém là trái với sự chỉ đạo của Bộ xuống tận phòng, tận trường. Đồng thời chống lưu ban ở trường tiểu học cũng là góp phần tích cực thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học. Đó là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu của năm học. Đó là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu của năm học đề ra cho từng lớp, từng cấp học đề ra.

    Riêng đối với học sinh lớp 4 việc giải toán có lời văn người giáo viên cần phải chú trọng hơn nữa. Bởi lúc này vốn kiến thức về ngữ pháp về tập làm văn các em đã phần nào được lĩnh hội mọi tri thức về ngôn ngữ thông qua các môn học đó. Việc giải toán có lời văn nhằm củng cố lại kiến thức về câu và từ cho các em. Nếu học sinh khi đặt một lời giải vô nghĩa chứng tỏ các em không những yếu về toán mà còn yếu về ngữ pháp về từ ngữ đã được học. Bởi vậy bên cạnh chất lượng đại trà chúng ta cần phải chú trọng đến những học sinh đạt chất lượng học tập môn Toán vào loại yếu. Do đó sự giúp đỡ giáo viên với học sinh là rất cần thiết, làm sao cho các em từng bước học tập có kết quả, từ đó gây dựng lòng tự tin hứng thú cố gắng học tập. Như chúng ta đã biết những học sinh phát triển bình thường đều có khả năng tiếp thu chương trình và đạt yêu câù quy định. Song thực tế trong một lớp học tại sao lại có học sinh đạt kết quả thấp khi giải toán có lời văn. Đây chính là mấu chốt của vấn đề cần đặt ra mà chúng ta cần phải tập trung giải quyết.

    3/ Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở bậc tiểu học:

    Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chủ trương của Đảng và Chính phủ ta là Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp. Đây là nhiệm vụ hàng đầu đảm bảo xây dựng thành công CNXH ở nước ta. Nhu cầu của công cuộc đổi mới sâu sắc nền kinh tế xã hội đang diễn ra trên đất nước ta ngày nay là cần những con người có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dấm nghỉ dám làm, thích ứng được với đời sống xã hội đang từng ngày từng giờ thay đổi. Vậy những nhân tài đó được đào tạo ở đâu? Đó chính là sản phẩm của giáo dục mà chỉ qua giáo dục mới có.

    Như chúng ta đã biết con người hoàn thiện về nhân cách đạo đức, ý chí nghị lực không phải từ trên trời rơi xuống mà phải thông qua giáo dục. Vậy người thầy, người cô cần phải làm gì? Đặc biệt đối vớu học sinh bậc Tiểu học rõ ràng chúng ta đứng trước nhiệm vụ nặng nề nhưng vinh quang đó cần phải suy nghĩ tìm ra mọi biện pháp cách thức để đáp ứng nhu cầu thiết thực của toàn xã hội. Cũng chính vì vậy mà người giáo viên Tiểu học nói riêng và các thầy cô giáo nói chung cần phải luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra mọi phương pháp dạy học tốt nhất để tạo tiền đề về nhân lực, tài năng cho xã hội, điều đó đã được ghi rõ ràng trong luật giáo dục năm 1998: “Phương pháp giáodục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Điều 4 chương I - luật giáo dục 1998). Bởi vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là một điều cấp thiết. Đặc biệt đối với độ tuổi tiểu học chập chững ngồi trên ghế nhà trường. Cho nên khi dạy toán có lời vănở lớp 4 ta luôn nghĩ rằng cần tạo mọi điều kiện tìm ra những con đường ngắn nhất, thiết thực nhất để “giúp đỡ những học sinh yếu kém giải toán có lời văn được tốt hơn” Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của đề tài mà tôi đưa ra đem vào nghiên cứu trong cuộc dự thi tốt nghiệp lớp cử nhan Tiểu học khoá 2003 - 2006 lần này.

    II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

    “Giúp đỡ học sinh yếu kém trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4” trong trường tiểu học.

    III - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

    1/ Nghiên cứu đề tài:

    - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến dạy học toán. Nghiên cứu các phương pháp dạy học để học sinh giải toán có lời văn ở lớp 4 được tốt hơn.

    2/ Dạy thực nghiệm:

    Thực nghiệm sư phạm xác định hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trực quan đối với môn Toán lớp 1.

    IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu về môn Toán

    - Phương pháp điều tra thực trạng.

    - Phương pháp thực nghiệm để nắm được tính khả thi của đề tài.

    - Tham khảo các đề tài sáng kiến kinh nghiệm của các năm trước cùng các tài liệu tập huấn chương trình sách giáo khoa với môn Toán lớp 4.

    V - PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    Đề tài nghiên cứu về mạch kiến thức về giải toán có lời văn ở lớp 4.

    - Đối tượng những học sinh thường gặp khó khăn trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4 của trường Tiểu học Thanh Thuỷ - Thanh Chương - Nghệ An

    - Số học sinh 30 em thuộc 3 lớp 4của trường.



    IV - CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:

    Ngoài phần mở đầu phần kết luận, mục lục, phụ lục tham khảo đề tài gồm có 4 chương.

    Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

    Chương II: Cơ sở thực tiễn của đề tài

    Chương III: Thực nghiệm sư phạm

    Chương IV: Nội dung dạy học tích cực để thiết kế các bài dạy - giải các bài toán có lời văn tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, hướng dẫn giúp đỡ học sinh yếu kém khi giải toán cò lời văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...