Tài liệu Giữ vững bản chất nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giữ vững bản chất nhà nước




    trong bối cảnh kinh tế thị trường




    và toàn cầu hóa






    Cái làm cho sự vật, hiện tượng tồn tại như chính nó được xác định là bản chất. Bản


    chất của sự vật .




    1. Quan niệm về bản chất nhà nước












    Cái làm cho sự vật, hiện tượng tồn tại như chính nó được xác định là bản chất. Bản chất của sự vật, hiện tượng là cái tuyệt đối trong khi nhận thức của con người ta chỉ là tương đối. Bản chất của sự vật, hiện tượng được phản ánh tương ứng với những thang bậc nhận thức của con người được triết học xác định là “bản chất cấp một”, “bản chất cấp hai” . Do không nắm được những nguyên lý cơ bản của lý luận nhận thức ấy mà có giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật đã nêu đến “ba” bản chất của nhà nước kiểu mới, gồm bản chất giai cấp công nhân, bản chất dân chủ và bản chất là tổ chức có chức năng chủ yếu là sáng tạo, xây dựng xã hội mới.


    Bản chất của nhà nước còn là vấn đề chính trị, nó được giải thích dưới sự chi phối của những lợi ích chính trị khác nhau. Đã một thời các luật gia, những nhà chính luận tư sản ra sức đề cao những giá trị xã hội của nhà nước tư sản, che mờ tính chất giai cấp của nhà nước, trong khi lý luận về nhà nước xã hội chủ nghĩa lại

    tuyệt đối hoá tính chất giai cấp của nhà nước, rất ít coi trọng nghiên cứu và phát huy những chức năng xã hội của nhà nước.


    Nhà nước cũng như xã hội là những hiện tượng hết sức phức tạp, trước hết là phức tạp về bản chất. Nếu “xã hội là tổng hoà của những quan hệ giữa con người với con người” thì nhà nước, bản chất của nhà nước là tổng hoà của những thuộc tính được hình thành trong quá trình tồn tại, phát triển của nó, và được biểu hiện ra trong toàn bộ các quan hệ của nó với xã hội, với giai cấp, dân tộc, với các quốc gia khác trong các quan hệ chính trị quốc tế. Tính chất và nội dung của những quan hệ ấy cũng là yếu tố quy định bản chất của nhà nước. Có những thuộc tính có tính phổ biến ở tất cả các nhà nước, như thuộc tính về chủ quyền, về quyền lực . Song, có những thuộc tính, những mối quan hệ mà tính chất và nội dung của nó quy định sự khác biệt giữa bản chất của kiểu nhà nước này với bản chất của kiểu nhà nước khác.


    Nhà nước ta, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, xét về bản chất đã là nhà nước thuộc kiểu xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, từ nhà nước dân chủ nhân dân có sứ mệnh thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân lên nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa, với sứ mệnh thực hiện cách mạng xã hội chủ nghia trên phạm vi cả nước, và giờ đang trong quá trình chuyển thành nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Gắn với ba trình độ phát triển ấy là sự hình thành ngày càng đầy đủ, ngày càng sâu sắc hơn những thuộc tính làm lên bản chất kiểu mới của nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh của kinh tế thị trường, toàn cầu hoá hiện nay nhà nước cũng như bất kỳ thiết chế nào khác đều phải đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn, thậm chí có thể bị thay đổi bản chất. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự thay đổi chế độ, đảo lộn thể chế và định hướng phát triển. Trong điều kiện

    như vậy việc nhận thức bản chất của nhà nước nhằm giữ vững bản chất tốt đẹp của nhà nước đặt ra những vấn đề có tính phương pháp luận sau:


    1.1. Những thuộc tính, những mối quan hệ, cái tạo thành và thể hiện bản chất của nhà nước không phải là bất biến; có thể có những thuộc tính mới xuất hiện, những nội dung của các thuộc tính, tính chất và nội dung của các mối quan hệ bản chất có thể thay đổi cùng với quá trình phát triển của nhà nước, theo sự thích ứng của nó trước những biến đổi sâu sắc của xã hội, của thời đại. Trong sự thích ứng ấy, vai trò của nhân tố chủ quan, trước hết là vai trò của đảng cầm quyền có ý nghĩa quyết định.


    1.2. Những thuộc tính tạo thành bản chất của nhà nước không tồn tại độc lập với nhau mà quan hệ tương tác với nhau; tính chất và nội dung của các mối quan hệ bản chất đó vừa thể hiện bản chất của nhà nước, vừa là cái phân biệt bản chất của các kiểu nhà nước, giữa kiểu nhà nước bóc lột (nhà nước kiểu cũ) với nhà nước kiểu mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các nhà nước cho dù là nhà nước nào cũng có tính (thuộc tính) giai cấp, tính xã hội, song trong nhà nước kiểu cũ tính giai cấp và tính xã hội đối lập nhau; tính giai cấp càng sâu sắc thì tính xã hội càng bị thu hẹp, nhà nước của thiểu số bóc lột ngày càng đối lập gay gắt với xã hội, với đa số nhân dân. Ngược lại, trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, tính giai cấp công nhân càng sâu sắc thì tính xã hội ngày càng rộng rãi, nhà nước do Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo song là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.


    Tính dân tộc cũng là một thuộc tính của nhà nước, bởi giai cấp thống trị nhà nước cũng là giai cấp đại diện cho dân tộc trong quan hệ với các dân tộc khác, thông qua nhà nước để bảo vệ lợi ích của dân tộc mà nó đại diện. Song, tính dân tộc của nhà nước kiểu cũ luôn đối lập với tính quốc tế. Nhà nước kiểu cũ trong khi đề cao lợi ích của dân tộc mà nó đại diện thì lại coi thường, chà đạp lợi ích của dân tộc khác, trở thành nhà nước sô vanh, nhà nước bành trướng. Ngược lại, nhà nước

    kiểu mới trong khi coi trọng, bảo vệ lợi ích của dân tộc mình thì luôn ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện đường lối đối ngoại tích cực trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các dân tộc.




    2. Vấn đề giữ vững bản chất của nhà nước ta hiện nay
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...