Luận Văn Giữ gìn và thu hút khách hàng ở Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Uông Bí

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Giữ gìn và thu hút khách hàng ở Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Uông Bí

    5. Nội dung và kết cấu của đề tài:
    Đề tài: “ Giữ gìn và thu hút khách hàng ở Công ty cổ phần Thương mại dịch
    vụ Uông Bí” bao gồm ba chương và có nội dung như sau:
    Chương1 : Cơ sở lý luận
    Chương2 : Thực trạng khách hàng và công tác giữ gìn và thu hút khách hàng Công
    ty cổ phần Thương mại dịch vụ Uông Bí.
    Chương3 : Biện pháp giữ gìn và thu hút khách hàng ở Công ty cổ phần Thương
    mại dịch vụ Uông Bí.

    MỞ ĐẦU
    1. Sự cấp thiết của đề tài:
    Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế đang diễn ra với một xu thế
    không thể đảo ngược, đặc biệt là trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công
    nghệ đang diễn ra với tốc độ như vũ bão. Toàn cầu hoá là xu thế của cả thế giới
    cũng như trong khu vực, Việt Nam là một thành viên của tổ chức WTO, một tổ
    chức kinh tế nhất thế giới. Chính điều này tạo cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ
    hội và thách thức. Các cơ hội và thách thức mới xuất hiện từ việc tham gia vào toàn
    cầu hoá và khu vực hoá đòi hỏi Nhà nước ta phải đưa ra chính sách kinh tế mới
    cũng như các doanh nghiệp phải có đối sách và chiến lược để thích nghi và phát
    triển.
    Trong nền sản xuất hàng hoá, người sản xuất ra sản phẩm không phải chỉ để tiêu
    dùng mà để bán. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay nhu cầu của khách
    hàng là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp muốn
    làm ăn kinh doanh có hiệu quả thì phải xuất phát từ khách hàng. Khách hàng là
    người đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó việc sản xuất cung cấp sản phẩm
    có chất lượng cao, hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng đồng thời phải tìm
    kiếm các chiến lược, giải pháp nhằm thu hút nhiều nhất khách hàng đến với doanh
    nghiệp.
    Cơ chế thị trường vận động một cách mạnh mẽ và sáng tạo, nó luôn luôn đáp
    ứng quan hệ cung và cầu, nó làm cho cung, cầu gặp nhau thoả mãn nhu cầu tiêu
    dùng. Nhưng trên thực tế thì mối quan hệ này rất phức tạp và khó xác định bởi nó
    nhiều biến ảo khôn lường, mức độ cạnh tranh trên thị trường cao, rủi ro kinh doanh
    nhiều. Ranh giới tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với sự suy tồn của doanh
    nghiệp rất mong manh, tất yếu đối với từng doanh nghiệp phải có cách ứng xử và
    nghệ thuật kinh doanh phù hợp. Một trong những nghệ thuật đó là phải coi trọng
    khách hàng, “khách hàng là thượng đế của doanh nghiệp”, khách hàng là đối tượng
    hướng tới của doanh nghiệp.
    2
    Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Uông Bí là doanh nghiệp hoạt động trong
    lĩnh vực thương mại dịch vụ, một lĩnh vực không phải mới nhưng sự phát triển chưa
    thực sự mạnh. Mặc dù Công ty cổ phần Thương mại đã sớm nhận thức được tầm
    quan trọng của khách hàng, mở rộng và đẩy mạnh các biện pháp giữ gìn và thu hút
    khách hàng, nhờ đó mà đứng vững trong kinh doanh. Tuy nhiên, để giải quyết tốt
    yêu cầu của nền kinh tế thị trường, giữ gìn và thu hút nhiều khách hàng nhằm tăng
    doanh thu, giảm chi phí kinh doanh không phải là vấn đề một sớm một chiều, cần
    có những biện pháp cụ thể, cũng như cần có thời gian nhất định.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của khách hàng, trong thời gian thực tập tại Công
    ty cổ phần Thương mại dịch vụ Uông Bí, được sự hướng dẫn chu đáo của thầy Võ
    Hoàn Hải và sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên của Công ty, em đã chọn đề tài: “
    Giữ gìn và thu hút khách hàng ở Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Uông Bí”,
    kết hợp những kiến thức đã học trong trường với thực tế, từ đó đưa ra một số kiến
    nghị, biện pháp giữ gìn và thu hút khách hàng tại Công ty cổ phần Thương mại dịch
    vụ Uông Bí.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Dựa trên những kiến thức đã học ở nhà trường và bước đầu làm quen với công
    tác nghiên cứu khoa học và tìm hiểu thực tế về hoạt động giữ gìn và thu hút khách
    hàng của Công ty.
    Nghiên cứu đề tài với mục đích tìm hiểu lý luận về khách hàng và các nhân tố
    ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng.
    Chính từ đó vận dụng lý luận này để phân tích thực trạng và đưa ra biện pháp
    cho vấn đề giữ gìn và thu hút khách hàng của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ
    Uông Bí.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài“ Giữ gìn và thu hút khách hàng ở Công ty cổ
    phần Thương mại dịch vụ Uông Bí” là tìm hiểu thực trạng khách hàng cũng như
    chính sách giữ gìn và thu hút khách hàng của Công ty cổ phần Thương mại Uông
    Bí. Tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề chính sau đây:
    - Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về Marketing hiện đại, chiến lược
    khách hàng.
    - Phân tích đánh giá tình hình khách hàng của Công ty.
    3
    - Các nhân tố ảnh hưởng tới khách hàng.
    - Công tác thực hiện giữ gìn và thu hút khách hàng tại Công ty.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài đó là vấn đề khách hàng của Công ty cổ phần
    Thương mại dịch vụ Uông Bí.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp thống kê mô tả
    - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.
    - Phương pháp tổng hợp tài liệu
    - Một số phương pháp phân tích so sánh theo thời gian, phương pháp tỷ lệ.
    5. Nội dung và kết cấu của đề tài:
    Đề tài: “ Giữ gìn và thu hút khách hàng ở Công ty cổ phần Thương mại dịch
    vụ Uông Bí” bao gồm ba chương và có nội dung như sau:
    Chương1 : Cơ sở lý luận
    Chương2 : Thực trạng khách hàng và công tác giữ gìn và thu hút khách hàng Công
    ty cổ phần Thương mại dịch vụ Uông Bí.
    Chương3 : Biện pháp giữ gìn và thu hút khách hàng ở Công ty cổ phần Thương
    mại dịch vụ Uông Bí.
    4
    Chương 1
    CƠSỞLÝ LUẬN CHUNG
    5
    1.1. TÌM HIỂU VỀ MARKETING HIỆN ĐẠI – CHIẾN LƯỢC DỰA VÀO
    KHÁCH HÀNG.
    1.1.1 Marking hiện đại.
    Trong kinh tế xã hội, cần phải thỏa mãn rất nhiều loại nhu cầu của con người,
    mỗi nhu cầu của con người lại có vô số sản phẩm và các loại dịch vụ đáp ứng nhu
    cầu đó. Chính vì vậy, việc đưa các sản phẩm và dịch vụ đó đến với người tiêu dùng
    thì việc kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng cần được thúc đẩy. Marketing có chức
    năng làm cho sản phẩm luôn luôn thích ứng với nhu cầu thị trường.
    Marketing khi ra đời và suốt một thời kì dài chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương
    mại, toàn bộ hoạt động marketing chỉ để tiêu thụ nhanh chóng những hàng hoá được
    sản xuất(đã có sẵn) nhằm đạt lợi nhuận cao, đây là Marketing cổ điển. Sau chiến
    tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế của thế giới cũng như từng nước có nhiều
    thay đổi như kinh tế tăng trưởng mạnh, khoa học và kỹ thuật phát triển nhanh, cạnh
    tranh trên thị trường diễn ra gay gắt, giá cả hàng hoá biến động mạnh, khủng hoảng
    thừa diễn ra liên tục, Những tác động trên đã buộc các nhà kinh doanh phải có
    những phương pháp mới để phản ứng hợp lý với thị trường. Các hoạt động của
    Marketing cổ điển không giải quyết được mâu thuẫn này. Marketing hiện đại đã ra
    đời để giải quyết vấn đề này. Nó không còn bị giới hạn hẹp trong thương mại,
    không chỉ còn là những hoạt động nhằm bán hàng hay tiêu thụ những cái đã có sẵn.
    Marketing đã phát triển và chuyển từ Marketing cổ điển sang Marketing hiện
    đại nhằm phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Marketing có một vai trò quan
    trọng trong kinh doanh, hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh
    doanh của các doanh nghiệp.
    Marketing là tổng thể các hoạt động nhằm xác định các nhu cầu chưa được đáp
    ứng của người tiêu thụ, nhằm tìm kiếm các sản phẩm(hoặc dịch vụ) để thoả mãn
    nhu cầu này nhằm sản xuất và trình bày sản phẩm một cách hợp lý, nhằm phân phối
    chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp cho người


    TÀI LIỆU THAM KHẢO.
    1. Võ Hoàn Hải( 2005 ), “ Bài giảng tóm tắt Quản trị thương mại“, Đại học Nha
    Trang.
    2. Lê Thế Giới( 2005 ), “ Quản trị Marketing”, Nhà xuất bản Giáo dục
    3. Ian Chaston, “ Marketing định hướng vào khách hàng”, Dịch và biên soạn: TS.
    Vũ Trọng Hùng và TS.phan Đình Quyền, Nhà xuất bản Đồng Nai.
    4. GS – TS, Trần Minh Đạo, “ Marketing“, Nhà xuất bản Thống Kê.
    5. Mai Thanh Hoà( 2002 ), “ Tiếp thị trong thế kỷ21”, Người dịch: Lê Khánh
    Tường, Nhà xuất bản Trẻ.
    6. Một số trang web kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...