Thạc Sĩ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên hiện nay
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI 5
    1.1. Quan niệm về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc và nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. 5
    1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc Thái và việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam20
    Chương 2: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở ĐIỆN BIÊN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. 48
    2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên hiện nay 48
    2.2. Thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên hiện nay và những vấn đề đặt ra. 53
    2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên hiện nay. 84
    KẾT LUẬN 99
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh", đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và phát triển nền tảng tinh thần của dân tộc. Bên cạnh việc phát triển kinh tế là trọng tâm thì vấn đề xây dựng nền văn hóa được Đảng ta hết sức quan tâm. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII "Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", Đảng ta đã xác định đây là mục tiêu, động lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Là một quốc gia có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những sắc thái, bản địa riêng, chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. Do nhu cầu sinh tồn và phát triển, cộng đồng của dân tộc Thái được phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi của Trung và Bắc Việt Nam. Sự phong phú về cảnh quan, môi trường đã tác động rất lớn đến đời sống của người Thái, đồng thời hình thành những nét văn hóa riêng, độc đáo của mình "Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thực sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó" [6; 16].
    Điện Biên là một tỉnh có lượng đồng bào Thái sinh sống khá đông, thông qua lao động, sản xuất và hòa cùng lịch sử văn minh của các dân tộc Việt, các cư dân Thái đã sớm hình thành một đời sống văn hóa dân gian khá phong phú, nó biểu hiện ở thế giới quan, nhân sinh quan, phong cách tư duy, lối sống, sinh hoạt, ứng xử, tình cảm . của con người.
    Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Thái ở Điện Biên, còn có những yếu tố không phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trước sự tác động của cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung và người Thái ở Điện Biên nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng. Vì vậy việc "Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, các dân tộc thiểu số" [14; 225] được xem là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
    Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng đó, nên tôi đã lựa chọn vấn đề "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên hiện nay" làm đề tài cho luận văn thạc sĩ triết học của mình.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Vấn đề văn hóa và bản sắc văn hóa đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở những phạm vi góc độ khác nhau:
    Nghiên cứu dưới góc độ văn hóa có các công trình sau:
    Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Huy Cận, NXB Chính trị Quốc gia, 1994; Văn hóa một số vấn đề lý luận, Trường Lưu, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1999; Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Bản sắc văn hóa Việt Nam, Phan Ngọc, NXB Văn học 2002; Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, 2004.
    Nghiên cứu dưới góc độ văn hóa các dân tộc thiểu số có các công trình
    Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số, Lò Giàng Páo, NXB Văn hóa dân tộc, Hà nội, 1997; Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Ngô Văn Lệ, NXB Giáo dục Hà Nội, 1998; Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong cuộc sống hiện nay, Nguyễn Khoa Điềm, tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 7/ 2000; "Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003 của Đỗ Văn Hòa .
    Nghiên cứu dưới góc độ văn hóa dân tộc Thái có các công trình
    Nghệ thuật trang phục Thái, Lê Ngọc Thắng, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội, 1990; Văn hóa Thái Việt Nam, Cầm Trọng - Phan Hữu Dật, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội, 1995; Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, NXB văn hóa dân tộc Hà Nội 1996; Những hiểu biết về Người Thái ở Việt Nam, Cầm Trọng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005; Hôn nhân truyền thống của dân tộc Thái ở Điện Biên, Lương Thị Đại - Lò Xuân Hinh, NXB Văn hóa dân tộc, 2010 và nhiều bài viết trên tạp chí dân tộc học, nghiên cứu lịch sử.
    Một số đề tài, công trình nghiên cứu cũng đã đề cập vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái và cũng đã đưa ra những giải pháp mang tính định hướng chung cho các dân tộc thiểu số, tuy nhiên đề tài:" Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên hiện nay" vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến vấn đề này.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    3.1. Mục đích: Làm rõ bản sắc văn hóa dân tộc thái, thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên, từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ:
    Để đạt được mục đích trên luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Khái quát bản sắc văn hóa của dân tộc Thái và tính tất yếu khách quan của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái
    - Đánh giá nguyên nhân, thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên
    - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Điện Biên
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là văn hóa và đời sống văn của dân tộc Thái ở Điện Biên.
    - Tập trung khai thác một cách có hệ thống những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Điện Biên nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đó trong giai đoạn hiện nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS để phân tích lý giải, làm rõ các vấn đề, đồng thời sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, điều tra, so sánh, quy nạp và diễn dịch, thống kê . nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
    6. Đóng góp mới của luận văn
    - Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa, dân tộc và chính sách dân tộc, đồng thời kế thừa các thành tựu của một số công trình liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn.
    - Cung cấp những cứ liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở các trường Cao đẳng của tỉnh Điện Biên và là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách và quản lý văn hóa ở Tỉnh Điện Biên.
    7. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm 2 chương.

    Chương 1
    BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA
    DÂN TỘC THÁI
    1.1. Quan niệm về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc và nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng
    1.1.1. Quan niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
    * Quan niệm về văn hóa
    Văn hóa là khái niệm được sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội, trên thế giới hiện nay có tới hàng trăm cách định nghĩa về văn hóa. Song, về cơ bản đều thống nhất coi văn hóa là những gì mà con người sáng tạo để hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội trong quá trình lao động, hoạt động thực tiễn. Các giá trị chuẩn mực đó tác động, chi phối, điều chỉnh đời sống tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt động trên mọi lĩnh vực có sự hiện diện của con người.
    Theo quan điểm mác xít nền tảng của lịch sử là hoạt động lao động của con người và quá trình con người sáng tạo ra lịch sử cũng là quá trình con người sáng tạo văn hoá. Vì vậy lao động cũng được xem là nguồn gốc của văn hoá cho nên việc đưa ra một quan niệm về văn hoá nhất thiết phải căn cứ vào hoạt động có tính đặc trưng này của con người. Điều này đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác quán triệt trong toàn bộ các luận giải của mình.
    Quan điểm mácxít cho rằng lao động là hoạt động mà ở đó xác lập và thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa con người – tự nhiên, con người – xã hội và con người - văn hoá. Nếu như loài vật chỉ kiếm sống bằng cách lợi dụng những vật có sẵn trong tự nhiên và nhờ đó xác lập bản chất của chúng – bản chất của loài vật, thì ngược lại, qua lao động – tức là hoạt động cải biến tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người thì bản chất của con người cũng được xác lập và phát lộ mà C.Mác gọi là “ lực lượng bản chất người”. Sở dĩ Mác quan niệm như vậy, bởi vì lao động là một đặc thù của chính con người. Con vật hành động một cách bản năng, còn con người hành động có mục đích, có đối tượng và trước khi hành động con người đã có mô hình được xác lập trong óc. Tuỳ theo mô hình đó và phương thức thực hiện trong hoạt động mà con người sáng tạo ra văn hoá ở những trình độ khác nhau. Mặt khác, qua lao động các quan hệ của con người được xác lập, được biến đổi , kể cả quan hệ với tự nhiên. Vì vậy con người cũng được hoàn thiện dần, vì anh ta với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động nhưng lại là khách thể chịu sự biến đổi của môi trường do chính anh ta tạo ra, cho nên cái bản năng tự nhiên của con người cũng được biến đổi và ngày càng có “tính người”. Nhờ vậy, văn hoá được quy định bởi phương thức để kiếm sống và phương thức sử dụng các sản phẩm được tạo ra.
    Bàn đến văn hoá và sự phát triển của văn hoá, chủ nghĩa Mác còn thừa nhận, với tư cách là một hệ giá trị, văn hoá bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử, bởi năng lực thực hiện “ lực lượng bản chất người”. Vì vậy, mỗi bước tiến của lịch sử là một bước tiến tương ứng của văn hoá. Và mặc dù hệ giá trị văn hoá rất đa dạng, luôn luôn biến đổi cùng lịch sử nhưng hệ giá trị đó bao giờ cũng dịch chuyển về phía chủ nghĩa nhân đạo mà hằng số là chân - thiện – mỹ.
    Khi so sánh hoạt động của con người và động vật, C.Mác cho rằng: cố nhiên súc vật cũng sản xuất, nó xây dựng tổ, chỗ ở của nó như con ong, con hải ly, con kiến nhưng súc vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến, nó sản xuất một cách phiến diện; còn con người thì sản xuất một cách toàn diện; con vật chỉ sản xuất và bị chi phối bởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cả khi được giải phóng khỏi nhu cầu của thể xác, và chỉ khi giải phóng khỏi nhu cầu đó thì con người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của chữ đó, con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu các văn kiện đại hội VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    2. Nguyễn Trần Bạt (2005), Văn hóa và con người, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
    3. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    4. Báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Điện Biên (giai đoạn 2000- 2005).
    5. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    7. Phạm Đức Dương, Nhân tố Tày - Thái trong quá trình hình thành tiếng Việt và mô hình văn hóa lúa nước của người Việt, (11-13/5/1990), Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ IV, Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc).
    8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Tài liệu học tập kết luận Hội nghị Trung ương 10 khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI,VII,VIII, IX): Về văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, giáo dục và đào tạo,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
    15. Nguyễn Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Phạm Văn Đức (1991), Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học, Tạp chí Triết học, (3).
    17. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa - giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    18. Lê Văn Hòa (2003) Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    19. Đỗ Huy -Trường Lưu(1990), Bản sắc dân tộc của văn hóa, Viện văn hóa.
    20. Hoàng Thị Hương, (2010), Một số vấn đề lý luận về bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Triết học (233).
    21. Vũ Khiêu (Cb) (2000), Văn hóa Việt Nam xã hội và con người, Nxb khoa học xã hội Hà Nội.
    22. Thanh Lê (2005), Hành trang văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    23. Hoàng Lương (2003), Hoa văn Thái, Nxb Lao động, Hà Nội.
    24. Hoàng Xuân Lương (2002), Văn hóa dân tộc một số vấn đề triết học, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội.
    25. Trường Lưu, (1999), Văn hóa một số vấn đề lý luận, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội.
    26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
    27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
    28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
    29. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    30. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva.
    31. V.I. Lênin, (1997)Toàn tập, tập 41, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
    32. C.Mác-Ph.Ăngghen(1995), Toàn tập,Tập 3,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
    33. C.Mác- Ph.Ăngghen(2001), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
    34. C.Mác- Ph.Ăngghen(2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
    35. C. Mác-Ăngghen(1994), Tuyển tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    36. Phan Ngọc (2005), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
    37. Vi Hồng Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    38. Văn hóa và sự phát triển dân tộc ở Việt Nam (1996) , Nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội.
    39. Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH - HĐH (1996), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.
    40. Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam (2002) Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    41. Nhiều tác giả (1998), Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam,Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    42. Một số văn kiện về chính sách dân tộc, miền núi của Đảng và Nhà nước (1992), Nxb sự thật Hà Nội.
    43. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
    44. Cao Văn Thanh (chủ biên) (2004), Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái vùng núi Bắc Trung bộ hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia.
    45. Chu Thái Thành (2007), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,Tạp chí cộng sản, (777).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...