Tiểu Luận Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc qua giảng dạy âm nhạc dân gian trong chương trình trường THCS

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    các phần chính Trang

    Lời Mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    2. Mục đích nghiên cứu
    3. Đối tượng nghiên cứu
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Bố cục
    Nội dung
    Chương I: Giới thiệu sơ lược về các bài dân ca trong chương trình ở trường THCS
    1.1. Sơ lược về các bài hát dân ca trong chương trình phổ thông
    1.2. Cơ sở lí luận
    1.3. Cơ sở thực tiễn
    1.4. Thực trạng ở Trường THCS Điền Công- Uông Bí- Quảng Ninh
    Chương II: Các giải pháp thực hiện
    2.1. Đối tượng áp dụng
    2.2. Các biện pháp thực hiện
    2.2.1. Hướng dẫn học sinh chọn chủ đề
    2.2.2. Hướng dẫn cách đặt câu
    2.2.3. Hướng dẫn cách đặt lời cho khớp với nhạc
    Chương III: Kết quả và bài học kinh nghiệm qua quá trình dạy học.
    3.1. Kết quả cụ thể trong thời gian áp dụng và đến năm học 2008-2009.
    3.2. Bài học kinh nghiệm
    3.3. Đề xuất với các cấp.
    Kết luận chung
    tài liệu tham khảo


    Lời mở đầu
    1.Lí do chọn đề tài
    Ngày nay, học sinh tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc qua các phương tiện khác nhau . Hầu hết các em đã quên đi những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc dân tộc chính vì thế trong nghị quyết trung ương II khoá VIII của ban chấp hành trung ương Đảng, có đề cập đến vấn đề: “Cần phải giáo dục toàn diện, giáo dục Đức –Trí – Thể – Mĩ trong nhà trường phổ thông”. Để góp phần đưa những đường lối, phương hướng của Đảng vào thực tiễn giáo dục.Tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và việc làm của mình, những suy nghĩ về một phần nhỏ trong một mặt của giáo dục toàn diện, đó là vấn đề giáo dục âm nhạc trong vấn đề giáo dục thẩm mĩ. Hơn nữa lại là âm nhạc dân gian, nhạc cụ dân gian, đó là cái hồn của dân tộc, là tài sản vô giá, là bản sắc văn hoá dân tộc.
    Hội nghị trung ương V khoá VIII đã thông qua nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” và đây cũng là nền tảng tinh thần của xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa.
    Theo Hồ Chí Minh: “Văn hoá văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, văn nghệ phải gắn liền với thực tiễn của đời sống nhân dân, đó là cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng cuộc sống mới. Văn nghệ vừa phản ánh thực tiễn vừa hướng cho nhân dân thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn ấy theo qui luật của cái đẹp. Văn nghệ phát triển sao cho xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc, phải phục vụ cho quần chúng và được quần chúng yêu thích, đem lại những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của con người”.
    Bước vào thế kỉ XXI khi đất nước chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường, qua khảo sát thực tế thì thanh thiếu niên chiếm từ 50 đến 60% chỉ thích nghe nhạc ngoại, bài hát ngoại, nhạc mới. Nhưng cũng có những hội diễn “Hát dân ca” của sinh viên, hội trường nhiều hôm chật kín người xem mà hầu hết là thanh niên. Và đặc biệt hơn nữa trên truyền hình cũng tổ chức cuộc thi hát dân ca cũng được giới trẻ quan tâm và chú ý đến.
    Vậy qua các thông tin đều cho một đáp số chung là thanh thiếu niên của chúng ta “đói âm nhạc” lại không được giáo dục về thị hiếu nên gặp “món gì” cũng chấp nhận. Dù “món ngon” ăn mãi cũng sẽ chán nên phải có “nhiều món” nhiều cách “chế biến”, lại còn phải tuỳ thuộc vào “khẩu vị”. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường phải làm cho các em biết được điều đó, biết được sự đa dạng, phong phú, tính hấp dẫn, nhiều màu, nhiều vẻ của mọi hình thức, thể loại âm nhạc của cộng đồng Việt Nam và nước ngoài. Phải cho các em biết rằng: Không có thể loại âm nhạc nào là “độc tôn” cũng như không có thể loại âm nhạc nào là “thống soái”. Nhưng trước hết phải làm cho âm nhạc Việt Nam ngấm vào máu thịt của các em, dù có nghe nhạc nào của Tây, Tầu gì đó cũng không được quên âm nhạc của dân tộc Việt Nam, thể hiện tâm hồn con người Việt Nam. Tất cả những điều đó đều phải được giảng dạy, được giáo dục ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong nền âm nhạc của mỗi nước, mỗi dân tộc, mảng âm nhạc dân gian và nhạc cụ dân gian có một vị trí rất quan trọng, đó là bản sắc văn hoá dân tộc, tính đa dạng được thể hiện rõ nét trong âm nhạc và các nhạc cụ dân gian của mỗi nước. Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tạo ra trong quá trình làm việc, nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác, được sàng lọc và trở thành di sản văn hoá của dân tộc, ngoài ra bằng những công cụ lao động như: ống tre, nứa, trúc, quả bầu, da của các con thú trong quá trình làm việc người dân đã tạo ra được những loại nhạc cụ mà âm thanh của nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn người nghe. Đó cũng là tiếng nói tình cảm, là tâm tư nguyện vọng của quần chúng, nó có sức sống mạnh mẽ và đọng lại lâu bền trong tâm hồn mọi người và đặc biệt nó dễ đi vào lòng người vì vật liệu dễ kiếm, tính chân thực, sự giản dị, mộc mạc và sức truyền cảm sâu sắc. Âm nhạc dân gian góp phần tích cực trong việc xây dựng tâm hồn, tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc và thị hiếu âm nhạc đối với mọi người, đặc biệt là đối với lứa tuổi thiếu niên, học sinh .
    Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có nét dân ca và những loại nhạc cụ riêng của dân tộc mình như: Dân ca quan họ Bắc Ninh; dân ca Mường; hát Chầu Văn ở Nam Định; hát dặm Nghệ Tĩnh; các điệu hò, lí của miền Trung, miền Nam; ca Huế; Bài chòi; dân ca Chăm; dân ca Tày; Nùng Dân ca Việt Nam đa dạng và phong phú, nhưng phần nhiều là dành cho người lớn, khó hát, không phù hợp với giọng của các em. Trong chương trình học các nhà nghiên cứu đã lựa chọn 20 đến 30% các bài dân ca để dạy cho các em.
    Từ các vấn đề nêu trên, trong quá trình giảng dạy và áp dụng tôi thấy cần phải khắc sâu hơn nữa mảng “Âm nhạc dân gian” cho các em học sinh để các em hiểu rõ hơn nữa về bản sắc văn hoá dân tộc, một tài sản tinh thần qua đề tài “Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc qua giảng dạy âm nhạc dân gian trong chương trình trường THCS ”. ở đây sẽ bao gồm cả phần dạy các bài dân ca và phần âm nhạc thường thức giới thiệu về dân ca và nhạc cụ dân tộc phổ biến, bài đọc thêm.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu các bài dân ca trong chương trình THCS qua đó giúp cho các em hiểu rõ hơn về bản sắc dân tộc .
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về chương trình âm nhạc dân gian ở trường THCS.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu về chương trình, tác dụng học hát dân ca ở trường THCS, một số bài dân ca của các vùng miền.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    ã Tìm kiếm thông tin
    ã Tham khảo tài liệu và đi tìm thực tế.
    6. Bố cục
    Bố cục của đề tài gồm 3 phần:
    ỉ Phần mở đầu
    ỉ Nội dung: Gồm 3 chương:
    ã Chương I : Giới thiệu sơ lược về các bài dân ca trong chương trình ở trường THCS.
    1.1. Sơ lược về các bài hát dân ca trong chương trình phổ thông
    1.2. Cơ sở lí luận
    1.3. Cơ sở thực tiễn
    1.4 Thực trạng ở trường THCS Điền Công – Uông Bí – Quảng Ninh
    ã Chương II : Giải pháp thực tiễn.
    2.1 Đối tượng áp dụng
    2.2Các biện pháp thực hiện
    ã Chương III : Kết quả và đề xuất
    3.1 Kết quả thực hiện
    3.2 Bài học kinh nghiệm
    3.3 Dề xuất cấp trên
    ỉ Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...