Tài liệu Giới và Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới và Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế









    1. Vài nét về Quy chế Rome (ICC)


    Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21 đầy biến động. Loài người đang đạt được những thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khoa học kỹ thuật, những khám phá mới trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học về vũ trụ . đã làm thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người. Đây cũng là thời kỳ mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên phạm vi toàn cầu và trong từng khu vực. Một sự kiện xảy ra ở nơi này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến nơi khác. Một hiện tượng ở khu vực này có thể lây truyền tới khu vực khác hoặc phát triển thành vấn
    đề toàn cầu. Trên ý nghĩa đó, nhiều vấn
    đề xảy ra trên thế giới đã không còn là vấn đề riêng biệt của từng nước mà là vấn đề mang tính toàn cầu như vấn đề chiến tranh và hoà bình, vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, vấn đề môi trường, vấn
    đề phòng chống đại dịch HIV/AIDS và các dịch bệnh khác, vấn đề bất bình đẳng giới . Tình hình đó đã hướng loài người
    đến việc cần thiết phải tìm kiếm những giải pháp chung để cùng tồn tại và phát triển, tạo ra các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương, cùng đấu tranh vì một nền hoà bình ổn định ở các quốc gia và trên thế giới. Chính xu thế này đang tập hợp các lực lượng tiến bộ,
    chính phủ và phi chính phủ, không phân

    biệt quốc gia, màu da, tôn giáo, quan
    điểm chính trị để chống lại các thế lực đế quốc, khủng bố và các hoạt động phi nhân tính khác đang phá hoại hoà bình và nền văn minh nhân loại, giết hại thường dân vô tội.
    Quy chế Rome biểu tượng cho Toà án hình sự quốc tế được dựng lên bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) năm 1998 là một toà án độc lập, thường trực trong quan hệ với hệ thống LHQ, nhằm
    đi tới việc thành lập Toà án quốc tế bên ngoài hệ thống LHQ để điều tra, xử án và đưa vào tù 4 loại tội phạm quốc tế tàn
    ác. Đó là tội phạm diệt chủng, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh, và tội phạm xâm lược.
    Trong Lời nói đầu, Quy chế Rome đã nhận định: Trong thế kỷ này (thế kỷ 20), hàng triệu trẻ em, đàn ông, đàn bà đã trở thành nạn nhân của những hành động tàn ác chưa từng thấy, làm sửng sốt lương tri nhân loại và các tội ác dã man
    đó đã đe doạ hoà bình, an ninh và hạnh
    phúc của thế giới Quy chế Rome, vì vậy không cho phép bất kỳ quốc gia nào can thiệp vào các cuộc xung đột vũ trang hay vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
    (Rom Statute, 2002)


    Những hành động tội phạm này đã
    được tính đến trong pháp lý quốc tế, bất kể họ là ai và có sự bảo đảm về chính trị và kinh tế nào và ngay cả khi trong nước

    họ, họ có thể được miễn hình phạt vì những hành động này.
    Kể từ khi được thông qua đến nay (1998) Quy chế Rome đã có 100 nước thành viên. Một số nước đã ký đang chuẩn bị phê chuẩn, một số nước khác cũng bày tỏ ý định gia nhập Quy chế. Từ khi chính thức bước vào hoạt động (7/2002) Toà án Hình sự quốc tế đã và
    đang thụ lý 4 vụ việc liên quan đến các tội phạm kể trên (Hội Luật gia Việt Nam, 2006).
    Nhiều nước trong đó có các nước ở châu á đang phải chịu đựng những sự áp bức về chính trị và kinh tế, sự kiểm soát của chủ nghĩa thực dân, các xung đột
    quốc tế và chủng tộc, chịu sự đe doạ của vũ khí hạt nhân, nạn diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và tội ác xâm lược, đã ít có khả năng và không được củng cố về pháp lý quốc tế. Phụ nữ, với tư cách là nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương đã là một trong những vấn đề được Toà án Hình sự đặc biệt quan tâm. Trong tình hình hiện nay, phụ nữ được coi là nạn nhân gấp đôi từ các áp lực của các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội bởi vì họ không chỉ phải chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc bản thân và con cái mà còn được coi là những người yếu đuối. Họ trở thành nhóm bị khủng bố đầu tiên của các dự
    định tội ác. Phụ nữ phải chịu gánh nặng
    to lớn từ gia đình và các quan niệm bất công của xã hội và trong nhiều trường hợp bị tội phạm tấn công đã không được bảo vệ pháp lý kịp thời và có hiệu quả. Vì lẽ đó, Toà án Hình sự quốc tế cũng xem xét và đưa thành các lên án quốc tế các

    tội ác khác nhau chống phụ nữ như hãm hiếp, bạo lực tình dục, buôn bán phụ nữ và trẻ em và tống giam các tội phạm. Trong sự phát triển cao của Luật pháp quốc tế hiện nay, các tội ác chống phụ nữ sẽ bị những điều luật tương tự như các tội ác quốc tế khác tính đến và trừng trị theo pháp quyền của Toà án hình sự quốc tế. Sự phối hợp chặt chẽ giữa luật pháp của các quốc gia với luật pháp quốc tế sẽ cho phép chúng ta đưa ra xét xử và không để lọt lưới những tội ác hình sự chung chống lại nhân loại trong đó có phụ nữ. Trên ý nghĩa đó, Quy chế Rome về Toà án Hình sự quốc tế đã là một trợ giúp pháp lý cho cuộc đấu tranh vì bình
    đẳng giới.


    Việt Nam là một nước thành viên ASEAN và đang nỗ lực để gia nhập WTO. Điều này đã tạo cơ hội tốt cho Việt Nam phát triển và hoà nhập với khu vực, cho phép Việt Nam hợp tác với các nước láng giềng trong khu vực mà không bị ràng buộc về các điều kiện chính trị và kinh tế. Việt Nam đã tán thành các nguyên tắc của ASEAN mà cơ sở là cùng nhau phát triển, hợp tác khu vực và an toàn, chống lại các hoạt động tội ác làm phương hại đến con người, đến hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Có lẽ không còn ai trong chúng ta không cảm thấy sự cần thiết phải chống lại tội ác, không còn ai trong chúng ta không ủng hộ những ý tưởng về sự đoàn kết toàn nhân loại để chống lại tội ác. Tuy nhiên
    để thực hiện điều đó, chúng ta cần phải
    suy nghĩ, xây dựng và sáng tạo rất nhiều phương thức đa dạng và phong phú để ngăn chặn kịp thời tội ác. Việc phải sớm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...