Chuyên Đề Giới thiệu về thành phố hải dương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu về thành phố hải dương
    1. Điều kiện tự nhiên
    * Vị trí địa lý
    Hải Dương nằm trên trục đường Quốc lộ 5A cách thủ đô Hà Nội 59 km về phía Đông, cách Thành Phố Hải Phòng 47 km về phía Tây, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng
    Hiện nay Thành Phố Hải Dương là đô thị loại III với diện tích gần 36km2 Thành Phố có 13 Phường, xã trong đó có 11 phường và 2 xã.
    Phía Nam giáp huyện Gia Lộc.
    Phía Đông giáp huyện Thanh Hà và Nam Sách.
    Phía Bắc giáp huyện Nam Sách.
    Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng.
    * Địa hình
    Thành Phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng thấp trũng hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trong Thành Phố có nhiều ao hồ, kênh mương nối liền với nhau thành hệ thống tiêu nước chảy thông tới các sông, chia Thành Phố ra làm các lưu vực nhỏ.
    * Đặc điểm khí hậu
    Cũng như các tỉnh miền Bắc Việt Nam khác, Thành Phố Hải Dương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt.
    Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
    Mùa khô: tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
    Nhiệt độ trung bình năm :23,40c
    Độ ẩm trung bình năm 84%
    Lượng mưa trung bình 1990: 1712,8mm.
    1995: 1157,5mm
    1999: 1246,8mm
    * Đặc điểm thuỷ văn
    Thành Phố Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn của các sông Thái Bình và sông Sặt.
    Sông Thái Bình là một sông lớn ở miền Bắc Việt Nam là hợp lưu của 3 con sông: Sông Cầu, Sông Lục Nam, Sông Thương vừa chịu ảnh hưởng nhật triều biển Đông. Vì vậy chế độ thuỷ triều của sông Thái Bình rất phức tạp:
    Mực nước cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ tháng 6 đến tháng 10 và đều cao hơn nền Thành Phố Hải Dương.
    Tháng 6 là 2,6 m; tháng 7: 3,09m; tháng 8: 3,54m; tháng 9: 3,14m đến tháng 10: 3,54m
    Mực nước cao nhất lúc chân triều trung bình hàng tháng từ tháng 7 đến tháng 9, vẫn cao hơn mức nước cần khống chế trong các hồ điều hoà
    Tháng 7 là 1,93m; tháng 8 là 2,34m; tháng 9 là 2,1m
    - Mực nước thấp nhất vào lúc chân triều tháng 7 là 1,17 m; tháng 8 là 1,57m; tháng 9 là 1,3m.
    Vì vậy chỉ có thể lợi dụng xả được nước mưa chảy ra sông Thái Bình lúc mực nước thấp nhất lúc triều rút còn các thời điểm khác không thể tự xả được. Sông Sặt là sông nội đồng là 1 phần của hệ thống sông Bắc Hưng Hải. Mực nước cao nhất là 3m, mực nước trung bình là 2.4 - 2.8 m, mùa khô là 2m.
    Các mức nước của 2 con sông này đều lớn hơn cao độ trung bình của Thành Phố Hải Dương, vì vậy ven theo 2 sông đều phải có hệ thống đê bảo vệ Thành Phố khỏi bị ngập lụt.
     
Đang tải...