Tiểu Luận Giới thiệu về chỉ thị kháng chiến - kiến quốc

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945 đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2-9-1945, tại Hội trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới nề độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhà nước cách mạng non trẻ vừa mới ra đời đã đứng trước những thách thức tưởng chừng khó vượt qua của thù trong, giặc ngoài và những khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, . mà chế độ thực dân phong kiến để lại. Vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, đứng trước tình thế phức tạp, buộc Đảng lại phải rút vào hoạt động bí mật (dưới hình thức tuyên bố "Tự giải tán" từ ngày 11-11-19451), nhưng vẫn duy trì phương thức lãnh đạo "khôn khéo", "kín đáo". Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải có hình thức ban hành nghị quyết phù hợp, linh hoạt, bảo đảm lãnh đạo kịp thời công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ. Trước hoàn cảnh ấy, ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị kháng chiến - kiến quốc. Nhờ có chủ trương đúng đắn, sáng suốt và nhiều quyết sách kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cách mạng Việt Nam đã vượt qua những thách thức hiểm nghèo, tranh thủ từng thời gian hoà bình quý báu để xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Để hiểu rõ hơn đường lối của Đảng ta trong giai đoạn lịch sử này, nhóm em xin chọn đề tài: “Giới thiệu về chỉ thị kháng chiến - kiến quốc”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...