Chuyên Đề Giới thiệu và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam một nghiên cứu trường hợp ở khu bảo tồn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 8/6/13
    Last edited by a moderator: 15/9/14
    Việc mất đa dạng sinh học là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam. Mặc
    dù đây đã được xem là một vấn đề về môi trường, song sự mất mát này đã dẫn tới một số
    các hậu quả nặng nề đối với con người, đặc biệt là với các cộng đồng dân cư sinh sống
    trong và xung quanh rừng. Người dân ở các khu vực này cần rừng vì rất nhiều lý do như
    phát nương làm rẫy lấy đất trồng cây lương thực, thu hái củi và các thức ăn có trong rừng,
    và kiếm cây thuốc. Rừng còn là một nguồn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ có giá trị để
    bán lấy tiền mua các nhu yếu phẩm. Những người dân địa phương, đặc biệt là những người
    nghèo, đang phải đối mặt với những nguy cơ ngày càng tăng từ việc suy thoái môi trường
    (Rambo và cs., 1998:2). Tìm kiếm các phương thức để bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học
    là một điều không đơn giản nhưng nó lại mang tính cấp thiết đối với sự sống còn và sức
    khỏe của người nghèo Việt Nam.
    Các nỗ lực của chính phủ Việt Nam để bảo tồn đa dạng sinh học trong rừng thường
    tập trung vào việc lập ra nhiều các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên mới.
    Người dân sống trong các khu vực này sẽ được tái định cư ở ngoài địa phận của các khu
    bảo tồn và vườn quốc gia. Những người có đất canh tác trong phạm vi khu bảo tồn cũng sẽ
    không được tiếp tục sử dụng nữa (Rambo và cs., 1998:32). Ngoài ra, dù là khu bảo tồn hay
    vườn quốc gia, người dân cũng sẽ không được vào trong đó để khai thác tài nguyên. Nhiều
    người dân địa phương đã ký hợp đồng bảo về rừng hoặc trồng lại rừng trong khu bảo tồn,
    những người này được quyền vào thu hái củi. Tuy nhiên, lợi nhuận từ việc trồng hay bảo vệ
    rừng tương đối ít (khoảng 50.000 đồng/ha/năm) và không đều giữa các năm, hoặc thậm trí
    không biết được nhận tiền công vào lúc nào. Ngoài ra, các vấn đề nảy sinh như quy hoạch
    mới, cơ chế giao đất trồng chéo nhau, thiếu vốn, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp
    chính quyền đã dẫn tới hiện tượng xâm canh vào các khu bảo tồn thiên nhiên. Kết quả là
    phụ nữ ở các vùng dân cư nghèo mất đi các nguồn chính mà họ dựa vào để cải thiện sức
    khỏe và thu nhập cho gia đình (Ireson, 1996:2). Các nghiên cứu cho thấy nhiều người trong
    số này tiếp tục dựa vào rừng và coi đó là một phần sinh kế của mình. Cần có những nỗ lực
    để giúp những người này giảm phụ thuộc vào rừng và để quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên
    thiên nhiên.
    Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đặt ra những quan tâm lớn đối với việc xóa đói giảm
    nghèo cho người dân nông thôn, đặc biệt là các cộng đồng sống ở các vùng sâu, vùng xa
    miền núi trong và xung quanh các khu bảo tồn. Nhiều chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy
    phát triển nông thôn đã được thực hiện. Thường thì các chính sách và chương trình quốc gia
    được thiết kế và thực hiện để sao cho cả nam và nữ giới đều được hưởng lợi. Tuy nhiên, có
    rất nhiều bằng chứng cho thấy sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận các nguồn lợi mà các
    chính sách mang lại (Tran Thi Quế và cs., 1999:114). Ngoài ra, cũng có sự mâu thuẫn giữa
    các chính sách bảo vệ môi trường với các chính sách giúp cải thiện điều kiện sống của
    người dân địa phương. Những mâu thuẫn này ảnh hưởng tới cả nam và nữ rất khác nhau, vì
    nam và nữ có các vai trò khác nhau trong việc thu hái và sử dụng các nguồn tài nguyên
    thiên nhiên.
    Bài viết này được rút ra từ một nghiên cứu điển hình tại một xã thuộc Khu Bảo tồn
    Thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, nằm trên địa bàn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được
    thành lập tháng 4 năm 1993. Thay đổi thể chế trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên đã
    có nhiều tác động đối với cách sử dụng truyền thống các nguồn tài nguyên rừng của người
    dân địa phương. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến sự khác biệt giữa nam và nữ trong
    việc tiếp cận các công cụ kinh tế và tiếp cận đào tạo, sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc
    thu hái và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Bình Châu – Phước Bửu, phân chia lao động và
    các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào cả tiến trình phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...