Báo Cáo giới thiệu sơ bộ về .NET và C# cùng với một số vấn đề nâng cao trong ngôn ngữ C#

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: giới thiệu sơ bộ về .NET và C# cùng với một số vấn đề nâng cao trong ngôn ngữ C#
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI



    Trong nhiều năm, các lập trình viên C và C++ luôn phải đối mặt với những vấn đề đau đầu như: sử dụng con trỏ, quản lí bộ nhớ, truyền tham trị, tham biến, xử lý danh sách, xây dựng thư viện, đa kế thừa, xây dựng giao diện thân thiện với người dùng Vì vậy họ luôn mong muốn, tìm kiếm một ngôn ngữ thay thế có khả năng cũng như tính uyển chuyển mạnh như C và C++ hơn nữa lại đơn giản hơn. Vào giữa những năm 90, thế giới lập trình có sự thay đổi lớn với sự bùng nổ Internet ( Internet Boom ) và sự ra đời của ngôn ngữ lập trình Java. Ngay từ khi ra đời, Java đã cho thấy khả năng to lớn của nó trong việc phát triển các ứng dụng trên internet. Hơn nữa Java còn thnàh công với tuyên bố “write once, run anywhere” cố thể tạm dich là : viết một lần, chạy trên mọi nền. Thành công đó xuất phát từ ý tưởng tách rời mã khi biên dịch chương trình và mã khi chạy chương trình, đây là điểm khác biệt lớn so với những ngôn ngữ lập trình C hay C++. Java đưa ra một khái niệm mới : máy ảo. Máy ảo thực hiện các công việc như biên dịch ra mã máy, quản lí bộ nhớ hay nói cách khác, máy ảo đóng vai trò giao tiếp giữa ứng dụng Java và môi trường ( hệ điều hành, hay phần cứng) làm cho ứng dụng Java độc lập với môi trường. Tuy nhiên tốc độ phát triển Java lại chậm dần, và không thể đấp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của người dùng. Các hãng phát triển Java chậm đưa ra một môi trường tích hợp IDE phục vụ cho phát triển các dự án phần mềm. Việc lập trình các ứng dụng trên Windows bằng Java không thuận tiện, Java có nhiều hạn chế trong việc giao tiếp với các ngôn ngữ khác như C++, Visụal Basic Java không có sự phát triển đồng nhất theo xu hướng thuận tiện cho người sử dụng, phải mất nhiều năm Java mới hỗ trợ được điều khiển Mouse – wheel, khó sử dụng thư viện API của hệ điều hành, phiên bản Visual J++ của Microsoft phát triển thì lại mang nhiều nét không giống với nguyên bản. Windows XP ra đời với tuyên bố không hỗ trợ máy ảo Java, không tích hợp máy ảo Java vào trình duyệt IE 6.0 đã làm uy tín của Java suy giảm nặng nề. Cuối cùng thì ngôn ngữ mà các lập trình viên mong đợi cũng xuất hiện, đánh dấu chấm hết cho cuộc tìm kiếm ngôn ngữ lập trình kéo dài nhiều năm của các lập trình viên. Được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1997, vào năm 2001, Microsoft giới thiệu một platform mới --.Net, đi cùng với nó là một ngôn ngữ mới - C#.
    C# được coi như ngôn ngữ mang tính cách mạng của Microsoft. Dựa trên kinh nghiệm của các ngôn ngữ trước đó như C, C++ và VB, C# được thiết kế nhằm sử dụng đơn giản, hoàn toàn hướng đối tượng. Với sự tích hợp C# với VS. Net, việc phát triển các ứng dụng Windows và Web nhanh và đơn giản. Có thể truy cập vào các thư viện lớp của .Net, C# hỗ trợ phát triển các ứng dụng ASP.Net và dịch vụ Web. Bên cạnh đó, C# tăng cường năng suất lập trình bằng việc xoá bỏ đi những lỗi thông thường có trong C và C++.
    Java thành công nhất trên 2 lĩnh vực: lập trình các ứng dụng trên server và trong giảng dạy khoa học tính trong các trường học. C# cũng có khả năng vượt trội Java trên hai lĩnh vực đó. Trong đề tài này, chúng em không thể trình bày hết mọi vấn đề liên quan đến ngôn ngữ C#, chúng em chỉ xin giới thiệu sơ bộ về .NET và C# cùng với một số vấn đề nâng cao trong ngôn ngữ C# như sau:
    1. Giới thiệu sơ bộ về nền .NET và ngôn ngữ C#
    2. Đồ hoạ trong C#
    3. Đa luồng trong C#
    4. XML và C#
    5. Lập trình mạng trong C#
    6. Một vài so sánh C# với các ngôn ngữ khác
    Trong đề tài này, chúng em không dám chắc mọi trình bày, đánh giá là chính xác, xác đáng. Trong khi làm đề tài có một số thuật ngữ Anh khó chuyển tải đúng nghĩa sang tiếng Việt nên được giữ nguyên. Chúng em kính mong thầy thông cảm và góp ý sửa chữa những điểm chưa tốt trong báo cáo.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...