Tiểu Luận Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm, đạt

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Để đảm bảo chất lượng đào tạo, chúng ta phải quan tâm nhiều yếu tố và điều kiện trong suốt quá trình đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu về một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp sinh viên học tập chủ động (active learning) và trải nghiệm (experiential learning) để đạt được các mục tiêu môn học và chương trình đào tạo theo CDIO, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng tiếp thu và vận dụng bài học của sinh viên tăng lên khi được học tập chủ động. Trong
    phương pháp dạy học cải tiến, người học - đối tượng của hoạt động dạy học đồng thời là chủ thể
    của hoạt động học tập - được cuốn hút vào các hoạt động học tập một cách chủ động do giảng viên tổ chức và hướng dẫn, thông qua đó người học tự lực khám phá những điều mình chưa rõ
    chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giảng viên sắp đặt. Được đặt vào những
    tình huống của đời sống thực tế, người học được trải nghiệm, được trực tiếp quan sát, thảo luận,
    làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, vừa thông qua làm việc cá
    nhân, vừa phải làm việc theo nhóm, từ đó đạt được kiến thức mới, kỹ năng mới, phát huy tiềm
    năng sáng tạo. Tùy vào mục tiêu của môn học cụ thể, cần đạt mức độ kiến thức hay kỹ năng nào
    theo cách tiếp cận CDIO, người giảng viên sẽ tổ chức các hoạt động phù hợp giúp sinh viên học
    tập chủ động để đạt được các mục tiêu ấy.
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tại sao phải quan tâm phương pháp giảng dạy cải tiến?
    Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế tri thức, vai trò của các trường ĐH đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một trong những thách thức chính yếu mà các trường ĐH phải đối mặt là làm thế nào để đào tạo được sinh viên đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Một trong những cách tiếp cận để nâng cao chất lượng và chuẩn hóa chương trình đào tạo ngành kỹ thuật và công nghệ đó là chương trình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate). Trong đó, việc áp dụng và triển khai phương pháp tiếp cận CDIO trong chương trình kỹ thuật và công nghệ tại trường đại học đòi hỏi phải có sự thay đổi và tương tác liên tục, đồng bộ trong 3 yếu tố: các chuẩn đầu ra dự định (Intended learning outcomes), các hoạt động dạy và học (Teaching and learning activities), đánh giá (Assessment) (Hình 1) (Edward và cộng sự, 2007).
    * E-mail: {nthai I ptphuong I thuy}@hcmuns.edu.vn Đại học Quốc gia Tp.HCM – Hội thảo CDIO 2010 B-4/1
    Hình 1. Mối quan hệ nhất quán giữa chuẩn đầu ra, giảng dạy và học tập, và đánh giá
    Như vậy, chúng ta cần phải quan tâm phương pháp giảng dạy cải tiến vì 3 lý do sau:
    Thứ nhất, chuẩn đầu ra (learning outcomes) thay đổi thì các hoạt động dạy và học cũng phải thay đổi phù hợp. Sau khi xây dựng được các chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo cũng như cho từng môn học cụ thể, câu hỏi đặt ra tiếp theo đối với người giảng viên đó là: “Làm thế nào để giúp sinh viên chúng ta có thể đạt được các mục tiêu đó?”. Nghĩa là chúng ta cần quan tâm đến các phương pháp tổ chức việc giảng dạy và học tập (teaching – learning) cho sinh viên trong suốt chương trình đào tạo cũng như cho từng môn học cụ thể một cách có hiệu quả cao để có thể đáp ứng được các chuẩn đầu ra mong đợi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...