Tài liệu Giới thiệu mô hình định giá tài sản

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN.
    Chương này trả lời các câu hỏi sau:

    · Những giả định của mô hình định giá tài sản vốn (the capital asset pricing model) là gì ?
    · Tài sản phi rủi ro (risk-free) là gì và những đặc trưng về lợi nhuận và rủi ro (risk-return) của nó?
    · Hiệp phương sai (covariance) và sự tương quan giữa tài sản phi rủi ro và một tài sản có rủi ro, hoặc của một danh mục (portfolio) các tài sản rủi ro là gì?
    · Lợi nhuận kỳ vọng là gì khi bạn kết hợp tài sản rủi ro và một danh mục các tài sản rủi ro?
    · Độ lệch chuẩn là gì khi bạn kết hợp tài sản phi rủi ro và một danh mục đầu tư gồm các tài sản rủi ro trên đường biên hiệu quả Markovitz (Markovitz efficient frontier), danh mục đầu tư hợp lý (possible portfolio) là danh mục đầu tư như thế nào?
    · Cho danh mục đầu tư hợp lý ban đầu với một tài sản phi rủi ro, danh mục đó thay đổi như thế nào nếu bạn thêm vào đó các đòn bẩy tài chính (ví dụ như vay mượn)?
    · Danh mục đầu tư thị trường là gì, danh mục này bao gồm những tài sản nào, những quan hệ chủ yếu giữa các tài sản cụ thể trong danh mục đó là gì ?
    · Đường thị trường vốn (capital market line – CML) là gì?
    · Sự đa dạng hoá hoàn toàn (complete diversification) nhằm mục đích gì ?
    · Đo lường sự đa dạng hoá đầu tư cho một danh mục đầu tư cá nhân như thế nào ?
    · Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống là gì ?
    · Với một đường CML, định lý về sự phân đoạn là gì?
    · Cho đường CML, đơn vị đo lường rủi ro thích hợp cho một tài sản cá nhân có rủi ro là gì ?
    · Đường thị trường chứng khoán (security market line - SML) là gì ? Nó khác gì so với đường CML ?
    · Hệ số bêta là gì và tại sao nó lại được coi như là một thước đo được chuẩn hoá để đo lường rủi ro hệ thống?
    · Sử dụng đường SML để xác định tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng ( hoặc tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu) của một tài sản rủi ro như thế nào?
    · Sử dụng đường SML, chứng khoán dưới giá trị (undervalued), vượt quá giá trị ( overvalued) nghĩa là gì, làm thế nào để xác định khi nào một tài sản là dưới giá trị hay vượt quá giá trị?
    · Đường đặc trưng của một tài sản (asset’s characteristic line) là gì và tính toán được đường đặc trưng cho một tài sản như thế nào?
    · Đâu là những tác động lên đường đặc trưng đó khi bạn tính toán nó ,sử dụng các khoảng thời gian ghi nhận thu nhập khác nhau (ví dụ : hàng tuần so với hàng tháng) và khi bạn sử dụng các chuẩn đại diện khác nhau (ví dụ: các thước đo đơn vị chuẩn (benchmarks)) cho danh mục đầu tư thị trường (ví dụ: chỉ số S&P 500 so với 1 chỉ số chứng khoán toàn cầu)?
    · Lý thuyết định giá chênh lệch (arbitrage pricing theory- APT) là gì và các giả định của nó khác gì với các gỉa định của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) ?
    · Lý thuyết định giá chênh lệch (APT) có gì khác với của mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) trên phương diện thước đo rủi ro ?

    Theo sự phát triển của lý thuyết danh mục đầu tư Markovitz, có 2 giả định chính đưa ra rằng sử dụng học thuyết để thu được 1 mô hình xác định giá trị của các tài sản rủi ro. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu 2 giả định đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...