Sách Giới Thiệu Lý Thuyết Trò Chơi Và Một Số ứng Dụng Trong Kinh Tế Học Vi Mô

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cho đến nay, chúng ta đã nghiên cứu bốn hình thái cấu trúc thị trường cơ bản là cạnh
    tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, và độc quyền nhóm. Nguyên tắc tối đa
    hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trên 3 loại thị trường đầu là quy tắc quen
    thuộc MR = MC. Trong khi đó, ở thị trường độc quyền nhóm (oligopoly), mỗi doanh
    nghiệp trên thị trường có một thế lực nhất định, đồng thời tồn tại tương tác chiến lược (về
    định giá và sản lượng chẳng hạn) với những doanh nghiệp khác thì công thức MR = MC
    không còn thích hợp nữa. Vì vậy, để nghiên cứu ứng xử của các doanh nghiệp trong loại
    hình cấu trúc thị trường này, chúng ta phải sử dụng một công cụ có khả năng phân tích
    được những tương tác chiến lược của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Công cụ đó
    là lý thuyết trò chơi.1 Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên
    quan tới nhiều người và các quyết định của mỗi người ảnh hưởng tới lợi ích và quyết định
    của những người khác.
    Có một số phương pháp phân loại trò chơi. Nếu căn cứ vào khả năng hợp đồng và chế tài
    hợp đồng của những người chơi thì có thể chia trò chơi thành hai loại: trò chơi hợp tác
    (cooperative games) và trò chơi bất hợp tác (non-cooperative games). Trong trò chơi hợp
    tác, những người chơi có khả năng cùng nhau lập chương trình (kế hoạch) hành động từ
    trước, đồng thời có khả năng chế tài những thỏa thuận chung này. Còn trong trò chơi bất
    hợp tác, những người chơi không thể tiến tới một hợp đồng (khế ước) trước khi hành
    động, hoặc nếu có thể có hợp đồng thì những hợp đồng này khó được chế tài.
    Phương pháp phân loại trò chơi thứ hai là căn cứ vào thông tin và vào thời gian hành
    động của những người chơi. Căn cứ vào thông tin thì các trò chơi có thể chia thành trò
    chơi với thông tin đầy đủ (complete information) hoặc không đầy đủ (incomplete
    information). Trò chơi với thông tin đầy đủ là trò chơi mà mỗi người chơi có thể tính toán
    được kết quả (payoff) của tất cả những người còn lại. Căn cứ vào thời gian hành động lại
    có thể chia trò chơi thành hai loại, tĩnh và động. Trong trò chơi tĩnh (static game), những
    người chơi hành động đồng thời, và kết quả cuối cùng của mỗi người phụ thuộc vào phối
    hợp hành động của tất cả mọi người. Trò chơi động (dynamic game) diễn ra trong nhiều
    giai đoạn, và một số người chơi sẽ hành động ở mỗi một giai đoạn.2 Phối hợp hai tiêu
    thức phân loại này ta sẽ có bốn hệ trò chơi tương ứng với bốn khái niệm về điểm cân
    bằng, trong đó khái niệm cân bằng sau mạnh hơn khái niệm cân bằng trước theo chiều
    mũi tên

    1. Trò chơi tĩnh với thông tin đầy đủ
    - Một số ứng dụng của trò chơi tĩnh với thông tin đầy đủ
    2. Trò chơi động với thông tin đầy đủ
    - Trò chơi động với thông tin đầy đủ và hoàn hảo
    - Trò chơi động với thông tin đầy đủ nhưng không hoàn hảo
    - Trò chơi lặp lại
     
Đang tải...