Chuyên Đề Giới thiệu khái quát về bộ thương mại và vụ đầu tư - bộ thương mại

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Giới thiệu khái quát về bộ thương mại và vụ đầu tư - bộ thương mại
    Lời mở đầu

    Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam ta đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa rất quan trọng. Cùng với quá trình đi lên của đất nước, ngành Thương Mại cũng đã có những bước tiến đáng kể, góp phần đẩy nhanh sự phát triển đi lên của đất nước.
    Ngày nay, trong sự phát triển rất nhanh và sôi động của kinh tế thị trường cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ của ngành Thương Mại được đặt ra cao hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại (bao gồm xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại) thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam,
    Với chức năng đó, trong hơn 15 năm qua, Bộ Thương mại đã hướng dẫn các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện đường lối chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước về Thương Mại. Đồng thời Bộ cũng thực hiện chức năng tư vấn giúp Chính Phủ đề ra những định hướng và chỉ đạo hoạt động của các đơn vị trong ngành.



    PHẦN I
    GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỘ THƯƠNG MẠI VÀ VỤ ĐẦU TƯ - BỘ THƯƠNG MẠI

    I. BỘ THƯƠNG MẠI

    Tiền thân của Bộ Thương mại là Bộ Quốc dân kinh tế được thành lâph ngày 6/5/1946. Đến ngày 14/5/1951, Bộ Quốc dân kinh tế được đổi thành Bộ Công Thương. Ngày 20/9/0955, Bộ Công Thương được tách thành Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Nghiệp. Ngày 21/4/1958, Bộ Thương Nghiệp được tách thành Bộ Nội Thương và Bộ Ngoại Thương. Tháng 8/1991, Bộ Ngoại Thương được chuyển tên thành Bộ Thương mại và du lịch. Do sự đòi hỏi của kinh tế thị trường, ngày 17/10/1992, Bộ Thương mại và du lịch được đổi thành Bộ Thương mại (Tổng cục du lịch được tách riêng). Như vậy, hình thành và phát triển của Bộ Thương mại gắn liền với sự phát triển đi lên của đất nước.
    Bộ Thương mại thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

    1. Chức năng của Bộ Thương mại
    Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại (bao gồm xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại) thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam,
    Như vậy, là Bộ quản lý ngành, Bộ Thương mại đang thực hiện tất cả các nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước quy định chung cho các Bộ quản lý ngành và các quy định riêng cho Bộ về các mặt cụ thể.

    2. Nhiệm vụ của Bộ Thương mại.
    2.1. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy chế về quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu:
    - Quản lý hạn ngạch xuất nhập khẩu, cấp hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các tổ chức kinh tế theo sự phân cấp của Chính phủ.
    - Cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho các tổ chức liên doanh với nước ngoài theo Luật Đầu tư.
    - Quản lý Nhà nước về các hoạt động tư vấn, môi giới, hội chợ và quảng cáo thương mại, giới thiệu hàng hoá và xúc tiến thương mại khác ở trong nước và với nước ngoài.
    - Phối hợp với các cơ quan liên quan việc xét duyệt các chương trình, dự án đầu tư gián tiếp về thương mại.
    - Xét cho phép các tổ chức kinh tế Việt Nam được cử đại diện, lập công ty, chi nhánh ở nước ngoài hoặc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế.
    - Xét cho phép các tổ chức kinh tế của nước ngoài lập văn phòng đại diện hoặc công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
    - Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ các cơ quan đại diện kinh tế - thương mại của Việt Nam đặt ở nước ngoài.
    2.2. Soạn thảo trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền của Bộ các quy chế quản lý các hoạt động thương mại và dịch vụ thương mại trong nước, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế thương mại đối với miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc ít người.
    2.3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt động thương mại.
    2.4. Tổ chức tiếp nhận, xử lý, cung cấp các loại thông tin kinh tế, thương mại trong nước và thế giới phục vụ cho sự chỉ đạo của Chính phủ và các tổ chức kinh tế.
    2.5. Quản lý Nhà nước về công tác đo lường và chất lượng hàng hoá trong hoạt động thương mại thuộc lĩnh vực do Bộ Thương mại phụ trách trên thị trường cả nước.
    2.6. Hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở địa phương về nghiệp vụ chuyên môn.
    2.7. Về tổ chức và viên chức Nhà nước:
    - Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hệ thống tổ chức và chức danh tiêu chuẩn viên chức của ngành, lĩnh vực, tổ chức hướng dẫn thực hiện.
    - Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Vụ trưởng, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng
    - Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định tuyển dụng, sử dụng khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với viên chức thuộc các tổ chức do Bộ quản lý trực tiếp.
    - Bộ trưởng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở không theo đúng quy định trong điều này.
    2.8. Về quan hệ quốc tế:
    - Trình Chính phủ việc tham gia các tổ chức quốc tế; việc ký kết, tham gia, phê duyệt các Điều ước quốc tế thuộc ngành, lĩnh vực.
    - Tham gia đàm phán hoặc đàm phán ký kết với các tổ chức hữu quan của nước ngoài theo sự uỷ quyền bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
    - Theo quy định của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ (kể cả viện trợ Chính phủ, viện trợ phi Chính phủ)

    3. Tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại gồm có:
    3.1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
    - Vụ Xuất nhập khẩu.
    - Vụ Kế hoạch - Thống kê.
    - Vụ Đầu tư.
    - Vụ Chính sách thị trường miền núi.
    - Vụ Chính sách thị trường đô thị và nông thôn.
    - Vụ Quản lý thị trường.
    - Vụ Chính sách thị trường các nước khu vực Châu á - Thái Bình Dương (gọi tắtt là Vụ I).
    - Vụ chính sách thị trường các nước Châu Âu - Mỹ và các tổ chức kinh tế quốc tế (gọi tắtt là Vụ II).
    - Vụ Chính sách thị trường các nước Châu Phi - Tây Nam á và Trung cận đông (gọi tắt là Vụ III).
    - Vụ Khoa học
    - Vụ Pháp chế.
    - Vụ Tài chính - kế toán.
    - Vụ Tổ chức - cán bộ.
    - Thanh tra Bộ
    - Văn phòng Bộ
    - Cục quản lý chất lượng hàng hoá và đo lường.
    - Các cơ quan đại diện kinh tế - thương mại của Việt Nam tại nước ngoài.
    3.2.Các tổ chức và đơn vị sự nghiệp.
    - Viện Kinh tế - kỹ thuật thương mại.
    - Viện Kinh tế đối ngoại.
    - Trường Trung học Thương mại Trung ương 1 Thanh Oai - Hà Tây
    - Trường Trung học Thương mại Trung ương 2 Thành phố Đà Nẵng
    - Trường Trung học Thương mại Trung ương 3 Thành phố Hồ Chí Minh
    - Trường Trung học Thương mại Trung ương 4 Thành phố Thái Nguyên
    - Trường Trung học Thương mại Trung ương 5 Thị xã Thanh Hoá
    - Trường Kinh tế Đối ngoại Thành phố Hồ Chí Minh
    - Trường công nhân kỹ thuật vật tư Cẩm Bình - Hải Hưng
    - Trường Dạy nghề Thương mại Thanh Trì - Hà Nội
    - Trường Trung học ăn uống dịch vụ Trung ương Cẩm Bình - Hải Hưng
    - Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thành phố Hà Nội
    - Trung tâm thông tin thương mại Thành phố Hà Nội
    - Báo thương mại Thành phố Hà Nội
    - Tạp chí Thương mại Thành phố Hà Nội
     
Đang tải...