Luận Văn Giới thiệu công ty bánh kẹo Hải Hà và hoạt động cụ thể nhằm hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: Giới thiệu về Hải Hà và thực trạng công tác hoạch định chiến lược ở công ty.

    1.1- Giới thiệu chung về công ty bánh kẹo Hải Hà
    1.1.1- Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty bánh kẹo Hải Hà
    Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tư điều chỉnh về kinh tế, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có trụ sở ổn định, có con dấu riêng, trực thuộc Bộ công nghiệp.
    Công ty được chính thức thành lập theo quyết định số 216/CN/CLĐ ngày 24/12/1993 cua Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ. Đăng ký kinh doanh số 106286 do trong tài kinhtế thành phố Hà Nội cấp ngày 7/4/1993. Ngày 12/4/1997 Công ty đã được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu số1011001.
    Tên Công ty: Công ty bánh kẹo Hải Hà
    Tên giao dịch: Hai Ha Confectionery Company
    Viết tắt: HAIHACO
    Công ty nhà nước
    Kinh doanh các sản phẩm về bánh kẹo và thực phẩm
    Trụ sở: Số 25 đường Trương Định Hà Nội
    · Các giai đoạn hình thành và phát triển :
    + Giai đoạn 1959 đến 1960: Trong công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam, xuất phát từ kế hoạch 3 năm (1958-1960) của Đảng đề ra phát triển nền kinh tế quốc dân, với nhiệm vụ chủ yếu là “Cải tạo và phát triển Nông nghiệp đồng thời hướng Công nghiệp phục vụ Nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất hàng tiêu dùng”.
    Ngày 1/1/1959 Tổng công ty Nông thổ sản Miền Bắc (trực thuộc Bộ nội thương) đã quyết định xây dựng một cơ sở thí nghiệm có tên là: “Xưởng thực nghiệm” sau này chuyển sang Cục thực phẩm-Bộ công nghiệp nhẹ, làm nhiệm vụ vừa xây dựng vừa thực nghiệm. Từ giữa năm 1959 đến tháng 4/1960 thực hiện chủ trương của tổng công ty Nông thổ sản, anh chị em đã bắt tay vào việc nghiên cứu thử nghiệm sản xuất mặt hàng Miến (sản phẩm đầu tay) nguyên liệu sản xuất của Nông nghiệp để cung cấp miến cho nhu cầu tiêu dùng miến của nhân dân.
    Ngày 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời, đi vào hoạt động với máy móc và thiết bị thô sơ, sản phẩm chỉ có Miến và nước chấm.
    + Giai đoạn 1960 đến 1970: Trong giai đoạn này đã thí nghiệm thành công và đưa vào sản xuất những mặt hàng như: Dầu, tinh bột ngô.
    Năm 1966, viện thực vật đã lấy nơi này làm cơ sở vừa sản xuất vừa thử nghiệm các đề tài thực phẩm từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ tránh ảnh hưởng do chiến tranh gây ra. Từ đó nhà máy đổi tên thành “Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà”. Được sự hỗ trợ của Bộ công nghiệp nhẹ, nhà máy đã trang bị thêm môt số thiết bị nhằm nâng cao chất lượng và sản xuất thêm một số sản phẩm mới.
    Tháng 6/1970, nhà máy chính thức tiếp nhận phân xưởng sản xuất kẹo của nhà máy Hải Châu bàn giao sang với công suất 900tấn/năm và đổi tên thành “Nhà máy thực phẩm Hải Hà”. Sốcán bộ công nhân viên của nhà máy lúc này là 550 người sản xuất các sản phẩm kẹo, mạch nha, giấy tinh bột, bột dinh dưỡng trẻ em.
    + Giai đoạn 1971 đến 1985: Nhà máy đã sản xuất thêm được nhiều sản phẩm mới và trang bị một số dây chuyền sản xuất từ các nước như: Trung Quốc, Ba lan, Cộng hoà dân chủ Đức.
    Tháng 12/1976 nhà máy được nhà nước phê chuẩn mở rộng diện tích mặt bằng lên 300.000m[SUP]2[/SUP] vơi công suất thiết kế là 6000 tấn/năm.
    + Giai đoạn 1986 đến 1970: Đây là giai đoạn nhà máy gặp nhiều khó khăn. Năm 1987 nhà máy đổi tên thành “Nhà máy bánh kẹo Hải Hà”. Năm đó nhà máy tồn kho 250 tấn kẹo trị giá trên 1 tỷ đồng, phải đóng cửa một phân xưởng kẹo cứng, cho 250 công nhân nghỉ việc, nợ ngân hàng trên 2 tỷ đồng, vốn bị chiếm dụng lên đến 500 triệu đồng.
    + Giai đoạn 1991 đến nay: Tháng 1/1992 nhà máy chuyển về trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý. Nhà máy nhận thêm các đơn vị: Nhà máy thực phẩm Việt Trì, Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định.
    + Tháng 5/1993 Công ty tách một bộ phận sản xuất để thành lập liên doanh “Hải Hà-Kotobuki” với công ty Kotobuki Nhật Bản, với tỷ lệ góp vốn:
    - Bên Việt Nam: 30% tương đương 12 tỷ đồng
    - Bên Nhật Bản: 70% tương đương28 tỷ đồng
    + Năm 1995 công ty liên doanh với hãng Miwon của Hàn Quốc thành lập liên doanh “Hải Hà-Miwon” tại Việt Trì vốn góp chiếm 16,5% tương đương 1 tỷ đồng.
    + Năm 1996 thành lập liên doanh “Hải Hà-Kamenda” tại Nam Định với số vốn góp của Công ty là 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên do hoạt động kém hiệu quả nên vào tháng 12/1998 liên doanh này bị giải thể.
    1.1.2- Chức năng và nhiệm vụ :
    Công ty bánh kẹo Hải Hà thuộc Bộ công nghiệp nhẹ được thành lập với chức năng là sản xuất bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần để xuất khẩu.
    Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
    Thứ nhất, tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm nhằm mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu về sản phẩm cho từng khu vực thị trường.
    1.2.1-Tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005-2010
    1.2.1.1-Các chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005-2010
    Giai đoạn 2005-2010 là những năm tiếp theo của quá trình chuyển đổi phương thức làm ăn mới của Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Đó là phương thức thự hạch toán kinh doanh tìm lợi nhuận. Bài toán đặt ra với Công ty như một thử thách lớn khi mà trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới, trong khi các đối thủ cạnh tranh cũ ngày càng lớn mạnh và có sự vượt trội. Các câu hỏi luôn được đặt ra đối với ban lãnh đạo Công ty là làm thế nào để có thể giữ vững được thị phần và đảm bảo mức tăng trưởng bình quân khoảng 14%/năm khi mà môi trường cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt. Đứng trước những vấn đề nan giải đó, Ban lãnh đạo Công ty đã nhìn nhận một cách rất khách quan các thời cơ và đe doạ từ môi trường trên cơ sở kết hợp với thực trạng các nguồn lực của Công ty sau 17 năm đổi mới (1993-2010) để đưa ra và thực hiện các chiến lược kinh doanh được xem như là có thể đem lại luồng sinh khí mới cho Công ty vượt lên.
    a.Chiến lược đầu tư chiều sâu:
    Đây là chiến lược cũ được Công ty nâng cấp lên theo thời gian. Đó là một chiến lược rất hiệu quả đã giúp Công ty thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lạc hậu để vượt lên thành một Công ty có quy mô lớn và hiện đại hàng đầu trong cả nước đủ sức cung cấp cho thị trường bánh kẹo có khả năng cạnh tranh cao so với các sản phẩm ngoại nhập. Chiến lược đầu tư chiều sâu ngày càng được mở rộng hơn khi Công ty quyết định sản xuất những mặt hàng không phải là những mặt hàng truyền thống của Công ty. Đó là những mặt hàng cao cấp, đòi hỏi công nghệ cao mà Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Phương châm của Công ty là ngoài những mặt hàng truyền thống mà Công ty chiếm nhiều thị phần trên thị trường và được khách hàng mến mộ như Bim Bim, bánh quê Lollipop, kẹo nhân hoa quả, bánh gato, bánh ngọt, bánh trung thu .Các sản phẩm cần phải tạo ra sức cạnh tranh mới bằng các sản phẩm mới có công nghệ cao để khi Việt Nam gia nhập AFTA và các tổ chức kinh tế khác trên thế giới thì Công ty mới có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu và có triển vọng xuất khẩu ra nước ngoài mở rộng thị trường.
    b. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm.
    Đi cùng với chiến lược đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất thì chiến lược đa dạng hoá sản phẩm luôn là một chiến lược quan trọng giúp công ty thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. Đó là lời giải để công ty đảm bảo đầu ra hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...