Tài liệu Giới thiệu chương trình circuit maker

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH CIRCUIT
    MAKER

    -----  -----

       Circuit Maker là gì?
    Circuit Maker là một chương trình điện toán ứng dụng với những tính năng rất
    mạnh mẽ và dể sử dụng các công cụ mô phỏng mạch thông qua các mạch điện
    được vẽ trên máy tính. Chương trình do công ty Micro Code Engineering soạn
    thảo và được cải tiến. Ngoài ra Circuit Maker còn có thể thực hiện mô phỏng rất
    sống động phần mạch số của mạch điện. Nó cũng có thể thực hiện mô phỏng
    tương tự dựa trên chương trình SPICE3 được cải tiến liên tục bởi khoa Điện toán
    và Cơ điện trường Đại học California, Berkeley.

       Sự thận trọng:
    Hầu hết các trường hợp kết quả đưa ra giống như các mạch điện trong thực tế.
    Tuy nhiên đó cũng chỉ là một chương trình mô phỏng duy nhất và chúng ta
    không quá ảo tưởng trông chờ vào nó cũng như các chương trình có tính năng
    tương tự cung cấp những kết quả giống nhau chính xác như là mạch điện trong
    đời sống thực tế. Cũng như các chương trình khác như Orcad, Eagle, Protel
    Circuit Maker sẽ giúp giảm tối thiểu thời gian để tạo ra một mạch điện với các
    chức năng theo yêu cầu, nhưng nó không thể sử dụng như là một cứu cánh thay
    thế hoàn toàn cho việc thiết kế hợp lý, tối ưu. Do đó người dùng đừng quá kỳ
    vọng quá nhiều về nó. Ngoài ra một điểm yếu của Circuit Maker mà chúng ta
    cần quan tâm đến đó là thư viện còn thiếu nhiều, người dùng cần phải bổ sung
    thêm linh kiện vào thư viện thông qua công cụ Macro của nó. Nếu quyết tâm đi
    vào lĩnh vực thiết kế nên quan tâm chương trình Orcad. Dù gì đi nữa thì Orcad
    vẫn là hãng dẫn đầu trong việc cung cấp các chương trình thiết kế mạch điện tử
    tự động (EDA Software _ Electronic Design Automation) cũng như cung cấp các
    công cụ rất mạnh cho việc mô phỏng các chip có thể lập trình (FPGA _
    Programmable Gate Array) hay CPLD (Complex Programmable Logic Device)
    cùng nhiều tính năng mà Circuit Maker không có. Tuy nhiên là không dể dàng
    tiếp thu trong thời gian ngắn như Circuit Maker.
    Trong phạm vi chương trình, người soạn không thể trình bày đầy đủ mà ở đây
    chỉ là những nội dung tóm tắt. Mong rằng nó sẽ hữu ích và để cùng nhau chia sẽ
    các tri thức mới.

    Thanh công cụ (Toolbar) bao gồm một vài nút đặc biệt xử lý bản vẽ mạch điện
    trong mô phỏng tương tự (Analog) và số (Digital).

    Những nút này được mô tả dưới đây:
     Công cụ mũi tên (Arrow Tool): Có thể được chọn từ tùy chọn < Cursor Tools
    > trong trình đơn Options hoặc bằng cách chọn Alt+A. Công cụ mũi tên để chọn
    các thành phần, các thành phần di dời, các công tắc chuyển, chọn các công cụ từ
    Toolbar. Ngoài ra có thể nhấp đôi công cụ mũi tên để thực hiện nhiều chức
    năng, như là sửa đổi đặc trưng kỹ thuật. Nếu tùy chọn công cụ mũi tên có thể
    được sử dụng để khởi đầu một dây nối khi nhấp vào đầu thiết bị.

     Công cụ nối dây (Wire Tool): Có thể được chọn từ tùy chọn < Cursor Tools
    >trong trình đơn Options hoặc bằng cách chọn Alt+W. Sử dụng Wire Tool để đặt
    các dây nối vào vùng làm việc. Các đường dây Bus được vẽ bằng cách giữ
    phím Shift khi bắt đầu vẽ dây nối.

     Công cụ văn bản (Text Tool): Có thể được chọn từ tùy chọn < Cursor Tools >
    trong trình đơn Options hoặc bằng cách chọn Alt+T. Sử dụng công cụ văn bản để
    đưa văn bản vào trong mạch điện. Ngay khi vừa chọn xong công cụ này, một
    hộp chữ nhật hiện ra, nhập văn bản vào trong hộp này. Ngoài ra có thể thay đổi
    số hàng chữ trên văn bản này bằng cách dùng chuột thay đổi lại kích thước
    khung hình chữ nhật.

     Công cụ xóa (Delete Tool): Có thể được chọn từ tùy chọn < Cursor Tools >
    trong trình đơn Options hoặc bằng cách chọn Alt+D. Sử dụng công cụ để xóa các
    thành phần khi được chọn.

     Công cụ Proble Tool : Có thể được chọn từ tùy chọn < Cursor Tools > trong
    trình đơn Options hoặc bằng cách chọn Alt+P. Sử dụng để đặt các vị trí cần đo
    hoặc xem dạng sóng.

     Công cụ phóng to (Zoom Tool): Có thể được chọn từ tùy chọn < Cursor Tools
    > trong trình đơn Options hoặc bằng cách chọn Alt+Z. Cho phép phóng to (Zoom
    In) và thu nhỏ (Zoom Out) mạch đang được hiển thị. Ngoài ra có thể sử dụng
    phím Page Up và Page Down để phóng to thu nhỏ.

     Công cụ Zoom schematic to fit: Xem lại vị trí và kích cở nguyên thủy
    (Normal Size / Position) trong trình đơn View và đưa mạch điện vừa với cửa sổ
    màn hình.

     Nút xoay 900
    (Rotate): Từ trình đơn Edit hoặc bằng cách chọn Ctrl+R. Sử
    dụng nút Rotate 900
    để xoay thiết bị được chọn theo các gia số 900
    . Một thiết bị
    cũng có thể được xoay khi nó được chọn từ thư viện chương trình ( nút Rotate)
    hay bằng cách nhấn phím R trên bàn phím hoặc bằng cách nhấp nút phải chuột
    trước khi đặt nó vào trong mạch.

     Nút đối xứng (Mirror): Từ trình đơn Edit hoặc bằng cách chọn Ctrl+M. Sử
    dụng nút đối xứng để lật thiết bị theo chiều ngang. Một thiết bị cũng có thể được
    đối xứng khi nó được chọn từ thư viện chương trình bằng cách nhấn phím M trên
    bàn phím trước khi đặt nó vào trong mạch.


    PHẦN 2 : CÁC BÀI TẬP CIRCUITMAKER

       Mục đích - Yêu cầu:
    - Giúp học sinh làm quen bước đầu với việc lấy linh kiện và kết nối chúng lại
    với nhau thành một mạch điện hoàn chỉnh.
    - Xem lại các kiến thức về linh kiện điện tử và linh kiện số.
    Bài 1:
    .01uF
    +15V
    A
    B
    6kHz
    2N2222A
    .01uF
    .01uF 675 18k
    10K
    200 3.3k



    Bài 2:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...