Báo Cáo Giới thiệu chung về tầng mạng, vai trò và chức năng của tầng mạng

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẦNG MẠNG, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA TẦNG MẠNG
    PHẦN MỞ ĐẦU
    GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẦNG MẠNG, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TẦNG MẠNG


    Cấu trúc của tầng mạng (Network layer) được nhiều chuyên gia đánh giá là phức tạp nhất trong các tầng của mô hình OSI. Tầng mạng cung cấp phương tiện để truyền các đơn vị dữ liệu qua mạng, thậm chí qua một mạng của các mạng (Network of Networks). Bởi vậy nó cần phải đáp ứng với nhiều kiểu mạng và nhiều kiểu dịch vụ cung cấp bởi các mạng khác nhau. Các dịch vụ và giao thức cho tầng mạng là phải phản ánh được tính phức tạp đó. Hai chức năng chủ yếu của tầng mạng là chọn đường (routing) và chuyển tiếp (relaying).


    Ví dụ ta xét mạng chuyển mạch gói (packet – switched network), bao gồm tập hợp các nút chuyển mạch gói nối với nhau bởi các liên kết dữ liệu. Các gói dữ lliệu được truyền từ một hệ thống mở tới một hệ thống mở khác trên mạng để chọn đường qua một chuỗi các nút. Mỗi nút nhận gói dữ liệu từ một đường vào (incoming link) rồi chuyển tiếp nó tới một đường ra (outgoing link) hướng đến đích của dữ liệu. Như vậy là ở mỗi nút trung gian đó phải thực hiện các chức năng chọn đường và chuyển tiếp. Các chức năng đó phải thuộc tầng 3 vì chúng rõ ràng ở trên tầng liên kết dữ liệu và để cung cấp một dịch vụ trong suốt cho tầng giao vận (transport), phải ở dưới tầng giao vận.


    Ngoài hai chức năng quan trọng nói trên, tầng mạng cũng thực hiện một số chức năng khác mà chúng ta cũng thấy ở nhiều tầng mạng: ví dụ như thiết lập, duy trì và giải phóng các liên kết logic (cho tầng mạng), kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, dọn kênh/phân kênh, cắt/hợp dữ liệu v.v
    Dưới đây chúng ta sẽ xem xét một cách chi tiết hơn các kỹ thuật chọn đường, sau đó sẽ đi vào một số giao thức cụ thể phổ dụng nhất cho tầng mạng.


    MỤC LỤC
    Phần mở đầu 3
    Phần mở đầu: Giới thiệu chung về tầng mạng, vai trò và chức năng của tầng mạng 3


    Phần hai:Tìm hiểu sâu hơn về tầng mạng 4
    Chương I: Các kỹ thuật chọn đường trong mạng máy tính 4
    I. Tổng quan về kỹ thuật chọn đường trong mạng máy tính 4
    1. Kỹ thuật chọn đường tập trung và kỹ thuật chọn đường phân tán 5
    2. Kỹ thuật chọn đường thích nghi và kỹ thuật chọn đường không thích nghi 5
    II. Các giải thuật tìm đường tối ưu 6
    1. Giải thuật cho kỹ thuật chọn đường tập trung (Dịkstra) 6
    2. Giải thuật cho kỹ thuật chọn đường phân tán (Ford & Fulkerson) 7


    Chương 2: Giao thức X25 PLP, truy nhập mạng từ trạm cuối, dịch vụ OSI cho tầng mạng, trường hợp không liên kết 9
    I- Giao thức X25 PLP 9
    1. Các thủ tục chính của X25 PLP 9
    2. Khuôn dạng các gói tin X25 PLP 9
    3. Kiểm soát luồng dữ liệu trong X25 PLP: 11
    4. Các thủ tục Reset và Restart của X25 PLP: 11
    II. Truy nhập mạng từ trạm cuối: các chuẩn X.3, X.28 và X.9 13
    III. Dịch vụ OSI cho tầng mạng 13
    IV. Trường hợp không liên kết 15


    Chương 3: Công nghệ chuyển mạch nhanh Frame Relay và ATM 16
    I . Kỹ thuật Frame Relay 17
    II. Kỹ thuật ATM 18
    1. Kiến trúc của ATM 19
    2. Khuôn dạng tế bào ATM 21
    3. Quan hệ với tầng vật lý 22
    4. Thị trường ATM 23


    Phần 3: Kết luận 24
    Tài liệu tham khảo 25
     
Đang tải...