Tài liệu Giới thiệu chung pháp luật về tài sản

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÀI SẢN

    [TABLE=width: 653]
    [TR]
    [TD]Nhập đề
    [/TD]
    [TD]GIỚI THIỆU CHUNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương I
    [/TD]
    [TD]TÀI SẢN
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 1
    [/TD]
    [TD]Động sản và bất động sản
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 2
    [/TD]
    [TD]Phân loại thứ cấp
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 3
    [/TD]
    [TD]Các tài sản vô hình
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 4
    [/TD]
    [TD]Quyền sử dụng đất
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương II
    [/TD]
    [TD]QUYỀN SỞ HỮU
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 1
    [/TD]
    [TD]Nội dung pháp lý của quyền sở hữu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Mục 2
    [/TD]
    [TD]Căn cứ xác lập quyền sở hữu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Mục 3
    [/TD]
    [TD]Bằng chứng về quyền sở hữu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 4
    [/TD]
    [TD]Các hình thức sở hữu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục 5
    [/TD]
    [TD]Các hạn chế đối với việc thực hiện quyền sở hữu
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    [TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]Nhập đề - GIỚI THIỆU CHUNG PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN
    [/TD]
    [TD]TOP
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Khái niệm tài sản - Thuật ngữ “tài sản” (biens - property) có thể được hiểu theo hai cách:
    - Thứ nhất: về phương diện pháp lý, tài sản là của cải được con người sử dụng. “Của cải” là một khái niệm luôn luôn biến đổi và hoàn thiện cùng với sự phát triển của quan niệm về giá trị vật chất. Ở xã hội La Mã cổ xưa, nhắc đến tài sản người ta liên tưởng ngay đến những của cải trong gia đình như ruộng đất, nhà cửa, gia súc .Còn trong xã hội hiện đại ngày nay, ngoài của cải trong gia đình, chúng ta còn có một số loại tài sản đặc biệt, như năng lượng mặt trời, thủy năng, sóng vô tuyến, phần mềm máy tính .

    - Thứ hai: trong ngôn ngữ thông dụng hằng ngày, tài sản là một vật cụ thể mà có thể nhận biết bằng các giác quan và được con người sử dụng trong đời sống hằng ngày.

    Dù được hiểu theo các nào, tài sản cũng có hai loại, tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình. Hay nói khác đi, các tài sản đều hữu hình hoặc đều có thể hữu hình hóa. Bởi lẽ, một quyền gắn với tài sản - gọi là tài sản vô
    hình - có thể trở thành tài sản hữu hình khi quyền đó được thực hiện bằng việc sử dụng nó làm một vật thay thế trong một giao dịch, hoặc khi quyền đó được định giá bằng tiền hay được chuyển nhượng có đền bù . Và dù vô hình hay hữu hình, của cải hay vật chỉ có thể là tài sản nếu chúng được sở hữu, nghĩa là thuộc về một người nào đó hay chính xác hơn là thuộc về một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

    Khái niệm sản nghiệp

    Sản nghiệp (theo tiếng Latinh là patrimonium), với tư cách là phạm trù kỹ thuật của khoa học luật được hiểu là một tổng thể các quan hệ pháp luật về tài sản, là tập hợp các tài sản có và tài sản nợ của một chủ thể chứ không chỉ đơn thuần là một bộ sưu tập đồ vật. Bất kỳ yếu tố nào của tài sản nợ cũng được bảo đảm bằng toàn bộ tài sản có và ngược lại bất kỳ yếu tố nào của tài sản có cũng có thể được dùng để thanh toán toàn bộ tài sản nợ.

    Tài sản có thuộc sản nghiệp là tập hợp tất cả những tài sản thuộc về chủ sở hữu, hay đúng hơn đó là tập hợp tất cả những quyền tài sản có cùng một chủ thể. Tuy nhiên, các quyền tài sản chỉ được xem là các yếu tố của một sản nghiệp khi các quyền đó có thể được định giá bằng tiền. Do đó, các quyền không định giá được bằng tiền được gọi là các quyền không có tính chất tài sản hay là quyền nhân thân ( Ví dụ như quyền đối với tên họ; quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; quyền bầu cử; quyền khiếu nại, tố cáo .).

    Các quyền tài sản tạo thành một tập hợp - sản nghiệp - và tập hợp này tồn tại độc lập với các quyền tài sản đó. Tài sản có thể được mua bán, sử dụng, hao mòn, thậm chí biến mất nhưng sản nghiệp vẫn được duy trì. Do đó, một chủ nợ không có bảo đảm chỉ có quyền yêu cầu kê biên và bán đấu giá bất kỳ tài sản nào của người mắc nợ ở thời điểm kê biên mà sẽ không có quyền này đối với những tài sản đã chuyển nhượng trước khi nợ đến hạn đòi. Mặt khác, cần chú ý rằng sản nghiệp không chỉ là tài sản hiện có mà còn bao gồm cả những tài sản sẽ có của chủ sở hữu.

    Tài sản nợ thuộc về sản nghiệp là tất cả những nghĩa vụ tài sản của một người. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là những gì còn lại của khối tài sản sau khi đã trừ đi các giá trị của các nghĩa vụ tài sản. Trong kinh tế học, có khái niệm tài sản có ròng (actif net) của sản nghiệp. Khi tài sản có ròng có giá trị dương, ta nói sản nghiệp có khả năng thanh toán; và ngược lại, nếu đó là một giá trị âm, đồng nghĩa với việc sản nghiệp không có khả năng thanh toán những nghĩa vụ có liên quan. Mặc dù vậy, dù có khả năng thanh toán hay không, sản nghiệp luôn luôn tồn tại.

    I. Lý thuyết về sản nghiệp trong luật học phương Tây
    Trong luật học phương Tây tồn tại hai quan niệm khác nhau về “sản nghiệp”: quan niệm chủ thể và quan niệm khách thể.

    1. Quan niệm chủ thể

    Đại diện tiêu biểu nhất của quan niệm này là luật học Pháp. Tuy nhiên, luật tục của Pháp không thừa nhận khái niệm sản nghiệp. Các tài sản trong luật tục cổ được chia thành nhiều nhóm tùy theo mục đích tồn tại, tính chất vật lý của tài sản hoặc tùy vào căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản (như tài sản quý tộc, tài sản tiện dân, tài sản riêng, tài sản chung, động sản, bất động sản .) Mỗi loại tài sản chịu sự chi phối của một chế độ pháp lý riêng biệt.[SUP][1][/SUP]

    Đến đầu thế kỷ XIX, lý thuyết sản nghiệp được xây dựng bởi hai nhà khoa học Aubry và Rau. Mặc dù vẫn còn gây nhiều tranh cãi tại thời điểm đó song lý thuyết này đã được sửa đổi, hoàn thiện theo thời gian và trở thành một học thuyết khá tiến bộ bàn về sản nghiệp. Tư tưởng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...