Báo Cáo Giới thiệu các giải pháp chống thấm cho đập đất

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THẤM QUA ĐẬP ĐẤT CÁC HỒ CHỨA Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ VÀ ĐÔNG NAM BỘ

    Đập đất là loại đập làm bằng vật liệu địa phương được xây dựng phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Đây là một loại đập tận dụng được vật liệu tại chỗ, cấu tạo đơn giản, công nghệ thi công không phức tạp, trên mọi loại nền đều có thể xây dựng đập đất, vì vậy giá thành thường rẻ.

    Khu vực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ trong 25 năm qua đã xây dựng trên 200 đập hồ chứa lớn vừa và nhỏ mà công trình dâng nước chủ yếu là đập đất làm bằng vật liệu địa phương. Đa số các công trình làm việc an toàn phát huy hiệu quả phục vụ phát triển thủy điện (Trị An, Thác mơ, Đami- Hàm Thuận ), cung cấp nước cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông nghiệp – công nghiệp (Dầu Tiếng, Đá đen, Sông Quao, Cà Giây ) tạo ra những biến đổi sâu sắc về đời sống và xã hội ở các Tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

    Tuy nhiên tình trạng chung hiện nay nhiều đập đã xuống cấp nghiêm trọng, hiện tượng thấm qua thân đập khá phổ biến. Mái thượng lưu các đập đa số đều hư hỏng, đá lát long rời, xói lở; mái hạ lưu các đập có hệ thống tiêu thoát nươc mặt xây dựng chưa tốt, thưêng bị xói trong mùa mưa bão, một số đập đã xảy ra sự cố gây thiệt hại đáng kể về kinh tế xã hội ở vùng hạ lưu công trình. Qua nghiên cứu sự cố các công trình đập đất đã xây dựng ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ rút ra một số nguyên nhân cơ bản sau :

    - Chất lượng thi công không đảm bảo yêu cầu thiết kế về dung trọng, độ ẩm, chiều dày lớp đầm, số lần đầm

    - Vật liệu đất đắp thường không đồng nhất, đất có tính trương nở mạnh, hệ số thấm lớn, tan rã nhanh

    - Vật liệu đắp đập thường không bóc hết tầng phủ thực vật quy định nên thường lẫn các tạp chất hữu cơ

    - Thi công xử lý tiếp giáp giữa các khối đập đắp trước sau và chuyển tiếp giữa vật kiến trúc bên trong thân đập với đập thường có chất lượng rất kém, tạo điều kiện cho sự phá hoại do thấm tiếp xúc

    - Công tác giám sát chất lượng xây dựng không được tiến hành thường xuyên nghiêm túc, toàn diện từ : khảo sát, thiết kế đến thi công, điều này làm cho chất lượng thi công không được đảm bảo.

    Tổng kết và phân tích những nguyên nhân gây ra sự cố công trình đất trên thế giới Middle Brooks cho thấy : trên 60% những sự cố công trình đất do thấm gây ra và khoảng 10% sự cố công trình có tác nhân kích thích từ thấm, 30% sự cố công trình do tràn nước mặt đập, trượt mái và các nguyên nhân khác.

    Hiện tượng thấm khá phổ biến trong sự cố đập ở khu vực Nam Trung Bộ, Đông Nam. Hiện tượng thấm xảy ra sau một thời gian khai thác, có nơi vài ba năm, mười năm, có nơi mới chỉ 1-2 năm đã phát sinh thấm, thậm chí có những đập bị thấm mạnh ngay sau khi tích nước lần đầu tiên (Cà Giây, Sông Quao). Qua quan trắc nhận thấy rằng phần lớn lưu lượng thấm đo được thường lớn hơn nhiều lần so với lượng thấm tính toán thiết kế, vị trí đường bão hòa cao hơn dự kiến và không đổ vào đống đá tiêu nước gây nên xói ngầm ở nền và thân đập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...