Tài liệu Giới thiệu 1 số dạng đề ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề thi môn Văn
    Đề I
    Câu 1 (2 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lui Aragông.
    Câu 2 (3 điểm) Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.
    Câu 3 (5 điểm) Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
    Mình đi, có nhớ những ngày
    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
    Mình về, có nhớ chiến khu
    Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
    Mình về, rừng núi nhớ ai
    Trám bùi để rụng, măng mai để già
    Mình đi, có nhớ những nhà
    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.
    (Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Văn học 12- tập một, tr.154-155, NXB Giáo dục Hà Nội, 2005)
    Đề II
    Câu 1 (2 điểm)
    Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kỳ
    Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
    (Trích Thư gửi mẹ - Êxênin, Văn học 12 - tập hai tr.55, NXB Giáo dục, 2004).
    Anh, chị hiểu hai câu thơ trên như thế nào?
    Câu 2 (3 điểm) Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
    Câu 3 (5 điểm) Phân tích vẻ đẹp người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
    * Ban Khoa học Xã hội & Nhân văn
    Câu 1 (1,5 điểm): Theo anh/ chị, qua truyện Số phận con người, chủ yếu Sô - lô - khốp muốn nói với người đọc những điều gì?
    Lưu ý: Chỉ nêu rất ngắn gọn.
    Câu 2 (1,5 điểm): Phần Mở bài và phần Thân bài trong bài văn nghị luận khác nhau như thế nào?
    Câu 3 (7 điểm): Anh/ chị cảm nhận như thế nào về nhân vật bà Hiền ở truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải?
    * Ban Khoa học Tự nhiên
    Câu 1 (1 điểm): Hãy chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã sửa lỗi diễn đạt: “Mặc dù nhà thơ Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Nhiều người trong gia đình đều làm quan trong triều. Nhà thơ cũng đã có thời gian tham gia bộ máy cai trị. Trong những năm loạn lạc, ông sống gần dân, nếm trải nhiều nỗi đắng cay. Vì thế, ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ”.
    Câu 2 (2 điểm): Anh/ chị trình bày ngắn gọn những hiểu biết về nhà văn Lỗ Tấn.
    Câu 3 (7 điểm): Nhiều người rất thích câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” và lấy đó làm phương châm sống, nhưng có người lại cho rằng, điều ấy chưa hoàn toàn đúng, nhiều khi ở hiền mà không gặp lành.
    Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề này

    .
     
Đang tải...