Tiểu Luận Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch ở trường thcs phù đổng - đại lộc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2. ĐẶT VẤN ĐỀ.
    2.1. Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
    Nhà trường là một thiết chế xã hội được tổ chức theo luật định, ở đó hoạt động giáo dục diễn ra theo một chương trình kế hoạch nhất định, là một đơn vị của hệ thống giáo dục quốc dân .
    Trường THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc Tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông.
    Nhà trường trung học là nhà trường Xã hội chủ nghĩa có tính nhân đạo dân tộc khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
    Quản lí nhà trường là hệ thống tác động có mục đích có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lí nhà trường làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện mục đích kế hoạch đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Bản chất của công tác quản lí lớp học là sự tác động có mục đích đến mỗi con người và tập thể con người. Hoạt động quản lí được phân chia thành các hoạt động bộ phận thực hiện những nhiệm vụ riêng. Các hoạt động bộ phận đó là: Kế hoạch, tổ chức , lãnh đạo chỉ huy, kiểm tra, phân tích và thông tin. Chúng tạo thành một hoạt động hoàn chỉnh: Hoạt động quản lí, và được gọi là các chức năng cơ bản của quản lí. Trong một chu trình quản lí thì các chức năng quản lí đóng vai trò là các giai đoạn của nó, từ giai đoạn đầu là kế hoạch, kết thúc là kiểm tra. Thông tin và phân tích có mặt ở mọi giai đoạn của chu trình.
    Kế hoạch chủ nhiệm lớp học là một chức năng quan trọng, là giai đoạn đầu tiên của một chu trình quản lí, một giai đoạn cực kì quan trọng vì nó định ra mục tiêu nhiệm vụ . dự kiến những kết quả cần đạt tới, những trở ngại cần phải vượt qua. Nó là cơ sở, là định hướng quan trọng cho hoạt động tiếp theo của lớp. “Hoạt động mà không có kế hoạch giống như đi trên đại dương mà không có la bàn”. Nó thể hiện quản lí một cách khoa học. Điều này còn có ý nghĩa lớn lao đối với việc quản lí hệ thống giáo dục, hệ thống có tính tổ chức cao.
    Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là biện pháp thực hiện dân chủ hoá, xã hội hoá lớp học một cách triệt để nhất. Kế hoạch là cơ sở thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong lớp và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học. Quản lí lớp học bằng kế hoạch là cách quản lí khoa học, giúp giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chủ động điều hành công việc, hướng mọi hoạt động vào việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, tránh được sự hoạt động thiếu phối hợp đồng bộ. Mặt khác, kế hoạch còn là căn cứ để kiểm tra và tự kiểm tra đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của lớp.
    Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là tạo tiền đề cho quá trình quản lí lớp học. Chất lượng của kế hoạch có ảnh hưởng lớn đến chất lượng quản lí của giáo viên chủ nhiệm, Bởi vì kế hoạch chủ nhiệm được coi là chương trình hành động của lớp, quá trình quản lí của GVCN là quá trình chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch.
    Trong khoa học quản lí xây dựng kế hoạch là một chức năng của nhà quản lí, dù tính chất và phạm vi của nó khác nhau ở những cấp quản lí khác nhau. Xây dựng kế hoạch có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lí của người quản lí. Lê Nin đã từng ví “Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc”
    Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch là khâu tạo ra hiệu quả thật sự của hoạt động quản lí. Thực hiện tốt khâu này sẽ biến kế hoạch thành hiện thực, biến mục tiêu thành kết quả. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là một quá trình, là nghệ thuật tác động đến con người, tập thể lớp sao cho các thành viên trong lớp tự nguyện và hăng hái thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu của lớp. Vì thế công việc này đòi hỏi cao ở người giáo viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Mặt khác, ngoài việc xây dựng kế hoạch năm học của lớp, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch cá nhân và thực hiện kế hoạch đó một cách khoa học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...