Tài liệu Giáo trình truyền thông môi trường

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU

    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề

    1.2. Tính cấp bách của công tác truyền thông môi trường

    PHẦN II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

    2.1. Truyền thông

    2.2. Truyền thông môi trường

    2.3. Cách tiếp cận của phương pháp truyền thông chung và

    truyền thông môi trường

    2.4. Phương thức truyền thông

    2.5. Đặc điểm của công tác truyền thông

    2.6. Về nội dung của truyền thông

    2.7. Xây dựng các thông điệp trong truyền thông

    2.8. Môi trường hình tổng hợp thể hiện các công đoạn truyền thông và truyền thông môi trường

    PHẦN III: KHUNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

    3.1. Các khái niệm

    3.2. Khung chiến lược truyền thông môi trường

    PHẦN IV: MỘT SỐ HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

    4.1. Giao tiếp với các nhóm nhỏ và cá nhân

    4.2. Họp cộng đồng - hội thảo

    4.3. Thông tin đại chúng

    4.4. Triển lãm

    4.5. Câu lạc bộ môi trường

    4.6. Các sự kiện đặc biệt

    4.7. Tổ chức các cuộc thi về môi trường

    4.8. Các phương tiện truyền thông hỗ trợ

    4.9. Sân khấu hoá

    PHẦN V: TRUYỀN THÔNG VIÊN MÔI TRƯỜNG

    5.1. Đặc trưng nhiệm vụ truyền thông viên môi trường

    5.2. Một số yêu cầu đối với truyền thông viên môi trường

    5.3. Một số hướng dẫn cụ thể đối với truyền thông viên

    PHẦN VI: TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG –

    CÁC THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI

    6.1. Các khó khăn của hoạt động truyền thông môi trường

    6.2. Kết luận

    PHẦN PHỤ LỤC: VÍ DỤ VỀ CÁC PHẦN HỌC (MODULE) CỦA MỘT LỚP TẬP HUẤN TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG














    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện chính sách và chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước với phương châm phát triển bền vững theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, vấn đề truyền thông môi trường đối với cộng đồng phải phù hợp với tình hình mới.

    Truyền thông môi trường là một công cụ quan trọng, cơ bản của công tác quản lý môi trường, nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi về môi trường của mỗi con người trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và không những chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia, tạo ra kết quả có tính đại chúng. Truyền thông môi trường không chỉ nhằm vào mục đích giáo dục và chia sẻ kinh nghiệm trong cộng đồng mà quan trọng hơn chính là qua quá trình truyền thông, nguồn lực tiềm tàng của cộng đồng được khơi dậy và huy động cho chính sự nghiệp bảo vệ môi trường.

    Trong những năm gần đây, truyền thông môi trường đã được sử dụng nhiều trong các quá trình tuyên truyền vận động phong trào bảo vệ môi trường ở nước ta và bằng rất nhiều các hình thức khác nhau, bước đầu đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, góp phần thu hút sự quan tâm của công chúng tới những vấn đề môi trường vào bảo vệ môi trường.

    Để thực hiện được nguyên lý “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân”, các hoạt động bảo vệ môi trường thực sự là hoạt động thường xuyên của cộng đồng cần phải có hệ thống các công cụ và các giải pháp. Trong đó, truyền thông môi trường là một công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...