Tài liệu Giáo trình.tổng quan về kế toán ngân hàng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương thứ nhất
    TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
    Mục tiêu: Cung cấp kiến thức khái quát về hệ thống ngân hàng của một quốc gia,
    mối liên hệ giữa các ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia
    nói chung, cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng
    Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại. Từ đó sinh viên có cái
    nhìn về công tác kế toán ngân hàng trong tổng thể của hệ thống tổ chức quản lý.
    Sau đó cung cấp một số kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong ngân hàng
    thương mại bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, làm
    nền tảng cho các phần hành kế toán các nghiệp vụ cụ thể được giải quyết ở các
    chương sau.
    I. Ngân hàng Nhà nước Việt nam
    1.1. Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam
    Ngân hàng Nhà nước Việt nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ
    quan của chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ
    nghĩa Việt nam.
    Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và
    hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín
    dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
    Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp
    phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc
    đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước,
    có trụ sở chính tại Thủ đô Hà nội.
    Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
    - Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
    nước.
    - Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để chính phủ xem xét trình Quốc
    hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này, xây dựng chiến lược phát
    triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt nam.
    - Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động
    ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động
    ngân hàng theo thẩm quyền.
    - Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ
    trường hợp do Thủ tướng chính phủ quyết định, cấp, thu hồi giấy phép hoạt
    động ngân hàng của các tổ chức tín dụng khác, quyết định giải thể, chấp thuận
    chia tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
    - Kiểm tra thanh tra các hoạt động của ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các
    vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm
    quyền.
    - Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nước ngoài theo quy
    định của Chính phủ.
    - Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế
    - Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
    - Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy
    định của pháp luật.
    - Đại diện cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và
    ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ ủy
    quyền.
    - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng khoa
    học và công nghệ ngân hàng.
    Thực hiện chức năng ngân hàng trung ương (thuộc ngân hàng nhà nước Việt
    Nam)
    - Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu
    hồi thay thế và tiêu hủy tiền
    - Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh
    toán cho nền kinh tế
    - Điều hành thị trường tiền tệ quốc tế, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.
    - Kiểm soát Dự trữ quốc tế, quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
    - Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý
    việc cung ứng các phương tiện thanh toán.
    - Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
    - Tổ chức hệ thống thông tin và làm dịch vụ thông tin ngân hàng.
    Ngoài ra ngân hàng nhà nước còn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo
    quy định của pháp luật.
    1.3. Tổ chức của Hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt nam
    Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy điều hành của Ngân hàng Nhà
    nước do Chính phủ quy định.
    Ngân hàng nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất bao
    gồm: Bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở
    các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước và
    các đơn vị trực thuộc.
    Thống đốc Ngân hàng nhà nước (gọi tắt là Thống đốc): Thống đốc là thành viên
    Chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và đièu hành Ngân hàng Nhà nước.
    Thống đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
    - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà
    nước và các quy định của Luật tổ chức chính phủ
    - Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội về lĩnh vực
    mình phụ trách.
    - Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước
    Chi nhánh: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, chịu sự
    lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Thống đốc.
    Chi nhánh được thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây theo ủy quyền
    của Thống đốc:
    - Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công.
    - Cấp, thu hối giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
    dụng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác, quyết định
    giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng
    trên địa bàn.
    - Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán
    - Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác
    cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.
    Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà
    nước, có nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc. Văn phòng đại diện
    không được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
    Các đơn vị trực thuộc: Ngân hàng Nhà nước có các đơn vị sự nghiệp để thực
    hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học , cung ứng dịch vụ tin học, thông
    tin và báo chí chuyên ngành ngân hàng. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
    các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để cung cấp sản phẩm chuyên
    dùng phục vụ hoạt động ngân hàng.
    Ngân hàng thương mại: Bao gồm các ngân hàng hệ thống như: Ngân hàng Ngoại
    thương(VCB), Ngân hàng Công thuơng (ICB), Ngân hàng Đầu tư và phát triển
    (IDB), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ADB)
    1.3. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
    Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Chính sách tiền tệ quốc gia,
    hoạt động thông tin, phát hành tiền giấy và kim loại, quản lý ngoại hối và hoạt
    động ngoại hối, hoạt động tín dụng, mở tài khoản, hoạt động thanh toán và dịch
    vụ ngân quỹ.
    1.3.1. Thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia
    Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính
    của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc
    đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống
    của nhân dân.
    Sơ đồ1.1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
    Hoạt động
    của Ngân
    hàng
    Nhà nước
    Chính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...