Tài liệu Giáo trình Thuỷ sinh vật học

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thuỷ sinh vật học

    Giáo trình “ Thuỷ sinh vật học” dùng cho học sinh Trung cấp kỹ

    thuật ngành Nuôi trồng thuỷ sản. Nhằm trang bị cho học sinh các kiến

    thức cơ bản về sinh thái học thuỷ vực và phân loại thuỷ sinh vật.

    Trên cơ sở đó, học sinh sẽ vận dụng các kiến thức đã học vào sản

    xuất Nuôi trồng tnuỷ sản , công tác điều tra thu hoạch vực nước để góp

    phần phát triển Nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản.


    Phần 1 : Sinh thái học Thuỷ vực

    Bài mở đầu

    I. Một số khái niệm cơ bản trong Sinh Thái Học

    1. Khái niệm sinh thái học thuỷ vực:

    Sinh thái học thuỷ vực là một bộ phận của sinh thái học nói chung lấy đối tượng

    nghiên cứu là mối quan hệ của thuỷ sinh vật với môi trường nước, nơi diễn ra các

    hoạt động sống của thuỷ sinh vật ở các mức độ sống khác nhau, từ cá thể đến quần

    thể, quần xã và hệ sinh thái . Những mối quan hệ tương tác giữa các sinh vật với nhau

    và với môi trường tạo nên các chu trình vật chất và sự chuyển hoá năng lượng, từ đó

    hình thành nên nguồn lợi sinh vật mà con người có thể khai thác và sử dụng. Về phía

    mình, chu trình chuyển hoá vật chất và sự chuyển hoá năng lượng trong thuỷ quyển

    nói riêng hay trong sinh quyển nói chung lại đảm bảo cho sự thống nhất hoạt động

    của các thành viên cáu trúc nên hệ và giữa các hệ thống với nhau tạo nên những chỉnh

    thể thiên nhiên thuộc các kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, tồn tại một cách ổn định.

    2. Những khái niệm và nguyên tắc sinh thái cơ bản

    2.1. Khái niệm :

    Trong sinh thái học người ta đã đưa ra những khái niêm sau: Ngoại cảnh, môi

    trường, các yếu tố môi trường Chúng ta sẽ xem xét một số những khái niệm đó:

    a/ Ngoại cảnh: Ngoại cảnh hay thế giới bên ngoài là thiên nhiên, con người và

    kết quả hoạt động của con người. Ngoại cảnh tồn tại một cách khách quan như trời

    mây, non nước, thành quách, lăng tẩm, biển, hồ, sông, suối .

    b/ Môi trường: Là một phần của ngoại cảnh bao gồm những thực thể và hiện

    tượng của tự nhiên mà ở đó có cơ thể, quần thể, loài có liên quan một cách trực tiếp

    và gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình.

    Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà

    không phải là môi trường của loài khác. Thí dụ lớp nước mặt là môi trường sống của

    sinh vật phù du (Plankton) song lại không phải là môi trường sống của sinh vật đáy

    sâu hàng nghìn mét.

    c/ Các yếu tố môi trường và các yếu tố sinh thái: Các yếu tố môi trường là các

    thực thể và những hiện tượng riêng lẻ của tự nhiên, của thế giới sống, bao gồm cả con

    người và hoạt động sống của nó mà sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp

    như nhiệt độ ánh sáng, độ mặn, thức ăn Những yếu tố này tác động lên sinh vật

    gọi là các yếu tố sinh thái. Mỗi yếu tố có nguồn gốc, bản sắc riêng và khi tác động

    lên sinh vật chúng tạo nên những hậu quả riêng và sự thích nghi riêng của sinh vật.

    Các yếu tố môi trường tuỳ theo nguồn gốc và ảnh hưởng tác động của chúng

    lên đời sống sinh vật mà chúng được phân chia thành mấy loại sau:

    - Các yếu tố vô sinh như : Các muối dinh dưỡng, nước, ánh sáng, nhiệt độ

    - Các yếu tố hữu sinh như : Vật kí sinh, vật dữ, thức ăn, mần bệnh Các yếu tố

    hữu sinh bao gồm cả con người và tác động của con người.

    2.2. Quy luật tác động của các nhân tố sinh thái.

    Các yếu tố môi trường tác dộng lên đời sống của cá thể, quần thể, quần

    xã không phải đơn lẻ mà là một tổ hợp, đồng thời tức là các cá thể, quần thể,

    loài cùng một lúc phải phản ứng lại với tác động tổ hợp của các yếu tố môi trường.

    Mỗi yếu tố môi trường khi tác động lên đời sống của sinh vật được thể hiện trên

    mấy khía cạnh sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...