Tài liệu Giáo trình thủy sinh vật học và vấn đề quản lý thủy vực nội địa

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI GIỚI THIỆU 3
    BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CÁC NHÓM THỦY SINH VẬT TRONG CÁC THỦY VỰC NỘI ĐỊA 5
    PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ VAI TRÒ CỦA THỦY SINH VẬT TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 10
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỦY SINH VẬT. 10
    CHƯƠNG 2: TẢO 21
    CHƯƠNG 3: ĐỘNG VẬT THỦY SINH 82
    PHẦN THỨ HAI: QUẢN LÝ CÁC THỦY VỰC NỘI ĐỊA 111
    CHƯƠNG 4: SINH VẬT TRONG CÁC HỆ SINH THÁI CƠ BẢN CỦA THỦY QUYỂN 111
    CHƯƠNG 5: VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NƯỚC VÀ BẢO VỆ SỰ TRONG SẠCH CỦA MÔI TRƯỜNG 118
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 132


    LỜI GIỚI THIỆU
    Thủy sinh vật học giới thiệu kiến thức về đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò của tảo và động vật không xương sống trong môi trường nước bao gồm các ngành tảo lam (Cyanobacteria), tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), tảo khuê (Bacillariophyta), tảo giáp (Dinophyta), . một số nhóm động vật nổi, động vật đáy như động vật nguyên sinh (Protozoa), trùng bánh xe (Rotifera), thân mềm (Mollusca) Qua đó, người học sẽ nắm được phương pháp nghiên cứu, vai trò và ứng dụng của các đối tượng này vào nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh học. Những động vật có xương sống khác ở nước như cá, ếch nhái, rắn, đã được nghiên cứu kỹ trong phần động vật có xương sống nên không được giới thiệu trong chương trình này.
    Vấn đề quản lý các thủy vực nội địa được nhiều nhà khoa học quan tâm nhất là trong giai đoạn hiện nay ô nhiễm đang là vấn đề nổi cộm trong toàn cầu. Trong giới hạn chương trình quản lý các thủy vực nội địa giới thiệu các nhóm thủy sinh vật trong các dạng thủy vực khác nhau, từ đó tạo nên nguồn lợi sinh vật mà con người có thể khai thác và sử dụng; bằng các quan điểm về thủy sinh vật học con người có thể xây dựng những kế hoạch cụ thể để khai thác hợp lý, duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sinh vật đồng thời tìm ra các biện pháp khoa học để giảm bớt hay loại trừ những tác hại do một số thủy sinh vật gây ra, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ sự trong sạch của môi trường nước.
    Thủy sinh vật học ra đời khá sớm, trở thành một ngành khoa học độc lập từ đầu thế kỷ XIX, gắn với tên tuổi của nhiều nhà khoa học: Audonin và Milne Edwards (1832), Sars (1835), Forbes (1844), Moebius (1877), Darwin (1831-1836), Berg (1837), .Cuối thế kỷ XIX, nhiều trạm nghiên cứu về thủy sinh vật ra đời và đã có nhiều cuộc khảo sát lớn của các nhà khoa học thế giới về sinh vật đại dương, sinh vật biển, kết quả của các cuộc khảo sát tổng kết thành những công trình khổng lồ như 50 tập sách sau chuyến khảo sát đại dương của nhà khoa học người Anh năm 1873-1876, hàng loạt tài liệu về biển từ các chuyến khảo sát của tàu Vititaz (1886-1889), Albatros (1899-1900),
    Những khảo sát ban đầu về thủy sinh vật học được tập trung vào mô tả, hình thái phân loại, thống kê khu hệ, . tiếp đến là nghiên cứu về sinh thái, sinh thái học, từ nghiên cứu về định tính chuyển sang nghiên cứu định lượng trên cơ sở kế thừa một số ngành khoa học khác như hóa học, lý học, .
    Ở Việt Nam, thủy sinh vật học cũng được nghiên cứu tương đối sớm, đầu tiên là những nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài vào cuối thế kỷ XVIII, tuy nhiên nghiên cứu về thủy sinh vật chỉ thực tế phát triển sau khi thành lập Viện nghiên cứu biển Nha trang. Từ sau hòa bình lập lại (năm 1954), các nghiên cứu về thủy sinh vật do các tác giả Việt Nam thực hiện, bao gồm những nghiên cứu về khu hệ, sinh học và sinh thái học về các đối tượng thủy sinh có giá trị kinh tế, các thủy vực,
    Do yêu cầu của đào tạo cán bộ, Thủy sinh vật học được giảng dạy ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước: Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nha Trang (trước đây là Đại học Thủy sản), Đại học Đà Nẵng, một số trường Đại học Sư phạm, và các trường Đại học có lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
    Vấn đề quản lý các thủy vực nội địa được nhiều nhà khoa học quan tâm đến như J.M.hellawell (1986) sử dụng các chất chỉ thị sinh học để xem xét ô nhiễm nước và quản lý chất lượng môi trường; L.Brown (1987) nghiên cứu sinh thái nước; Deborah Chapman (1996) sử dụng nhiều loại chỉ thị khác nhau để đánh giá chất lượng nước; Nguyễn Xuân Quýnh, Mai Đình Yên, Lê Thu Hà, .là những nhà khoa học Việt Nam sử dụng phương pháp sinh học để đánh giá chất lượng nước. Nhiều trường Đại học trong cả nước có các môn học xung quanh vấn đề quản lý nguồn nước nội địa.
    Giáo trình Thủy sinh vật học và vấn đề quản lý các thủy vực nội địa sử dụng để giảng dạy trong trường Đại học Tây Nguyên được bố cục thành hai phần chính:
    - Giới thiệu đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò của tảo và động vật không xương sống kích thước nhỏ trong môi trường nước.
    - Quản lý các thủy vực nội địa bao gồm vấn đề tài nguyên của các thủy vực và khả năng khai thác, vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ sự trong sạch của môi trường nước.
    Tài liệu thủy sinh vật học và vấn đề quản lý các thủy vực nội địa được biên soạn lần thứ nhất, chắc chắn sẽ có những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của những người quan tâm đến lĩnh vực này.
    Tháng 12 năm 2007
    TS. Nguyễn Thị Thu Hè
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...