Tài liệu Giáo trình thiết bị trao đổi nhiệt

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG

    1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CÁC THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT.

    1.1.1. Các định nghĩa.

    Thiết bị trao đổi nhiệt (TBTĐN) là thiết bị trong đó thực hiện sự trao đổi nhiệt giữa

    chất cần gia công với chất mang nhiệt hoặc lạnh.

    Chất mang nhiệt hoặc lạnh được gọi chung là môi chất có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp

    hơn chất gia công, dùng để nung nóng hoặc làm nguội chất gia công.

    Chất gia công và môi chất thường ở pha lỏng hoặc hơi, gọi chung là chất lỏng. Các

    chất này có nhiệt độ khác nhau.

    Để phân biệt mỗi thông số ϕ là của chất lỏng nóng hay chất lỏng lạnh, đi vào hay ra

    khỏi thiết bị, người ta quy ước:

    - Dùng chỉ số 1 để chỉ chất lỏng nóng: ϕ1.

    - Dùng chỉ số 2 để chỉ chất lỏng nóng: ϕ2.

    - Dùng dấu “ ′ ” để chỉ thông số vào thiết bị: ϕ1′; ϕ2′.

    - Dùng dấu “ ″ ” để chỉ thông số ra thiết bị: ϕ1″; ϕ2″.

    Ví dụ:

    1 Cl t1 ' t1''

    Cl2t2t ' 2

    ''

    Hình 1.1. Sơ đồ khối của TBTĐN

    1.1.2. Phân loại các TBTĐN.

    1.1.2.1. Phân loại theo nguyên lý làm việc của TBTĐN.

    1) TBTĐN tiếp xúc (hay hỗn hợp), là loại TBTĐN trong đó chất gia công và môi chất

    tiếp xúc nhau, thực hiện cả quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi chất, tạo ra một hỗn hợp. Ví

    dụ bình gia nhiệt nước bằng cách sục 1 dòng hơi.

    2) TBTĐN hồi nhiệt, là loại thiết bị TĐN có mặt trao đổi nhiệt được quay, khi tiếp

    xúc chất lỏng 1 mặt nhận nhiệt, khi tiếp xúc chất lỏng 2 mặt toả nhiệt. Quá trình TĐN là

    không ổn định và trong mặt trao đổi nhiệt có sự dao động nhiệt. Ví dụ: bộ sấy không khí

    quay trong lò hơi nhà máy nhiệt điện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...