Tài liệu Giáo trình tâm lý học đại cương

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giáo trình tâm lý học đai cương file word dài 98 trang
    Bài giảng tâm lý học đai cương file word dài 40 trang


    Chương I
    TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

    I ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC. 1.Tâm lý và tâm lý học
    1.1 Tâm lý là gì
    Khái niệm tâm lý không phải đơn giản. Thực tế từ xa xưa cho đến ngày nay con người đã tốn rất nhiều công sức để tìm hiểu khái niệm này.
    Người nguyên thuỷ có quan điểm cho rằng con người có hai phần: thể xác và tâm hồn. Tâm hồn chính là cội nguồn của tâm lý con người. Tâm hồn là bất tử, con người sau khi chết còn có cuộc sống của tâm linh
    Trong tiếng Việt thuật ngữ tâm lý đã có từ lâu
    Từ điển tiếng Việt 1988 định nghĩa một cách tổng quát: “ tâm lý là ý nghĩa, tình cảm, làm thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”
    Trong cuộc sống hàng ngày, chữ tâm thường được sử dụng ghép với các từ khác. Ta thường có cụm từ “tâm địa”, tâm can, tâm tình tâm trạng, tâm tư, được hiểu là lòng người thiên về mặt tình cảm. Như vậy tâm lý được dùng để chỉ những hiện tượng tinh thần của con người.
    Khái niệm tâm lý trong tâm lý học bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần như cảm giác, tư duy, tình cảm hình thành trong đầu óc con người điều chỉnh, điều khiển mọi hoạt động của con người.
    Nói một cách chung nhất: tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con nguời.
    1.2 Tâm lý học là gì?
    Sở dĩ nói tâm lý học là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu và có phương pháp luận nghiên cứu đặc thù riêng.
    Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Sự ra đời của tâm lý học với tư cách là một khoa học độc lập là kết quả phát triển lâu dài của nhưng tư tưởng triết học, những quan điểm tâm lý học trong trường kỳ lịch sử và phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học khác .
    2. Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học.
    2.1) Tâm lý học thời cổ đại
    Thời cổ đại chưa có tâm lý học nhưng đã có những tư tưởng về tâm lý người. Trong các di chỉ của người nguyên thuỷ đã thấy những bằng cứ chứng tỏ quan niệm của hồn, phách sau cái chết của thể xác. Trong các bản văn tự đầu tiên của thời kỳ cổ đại, trong các kinh ở Ấn Độ đã có những nhận xét về tính chất của hồn, như vậy đã có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lý.
    Khái niệm tâm hồn được hệ thống hoá lần đầu tiên trong các tác phẩm triết học Hy lạp cổ đại. Những tri thức đấu tiên về tâm lý con người đã được phản ánh trong cả hệ tư tưởng triết học duy tâm và duy vật
    a) Quan niệm tâm lý người trong hệ tư tưởng triết học duy tâm.
    Hệ tư tưởng duy tâm cho rằng “linh hồn” của con người là do các lực lượng siêu tự nhiên như Thượng Đế, Trời, Phật tạo ra. Linh hồn là cái thứ nhất, có trước, còn thế giới vật chất là cái thứ hai, có sau.
    Tiêu biểu là nhà triết học duy tâm Platon (427- 347 tr.CN ) cho rằng thế giới “ý niệm” là cái có truớc, còn thế giới vật chất có sau và do thế giới “ý niệm” sinh ra. Linh hồn không gắn với thế giới hiện thực, nó gắn bó với cái gọi là “trí tuệ toàn cầu”. Con người chỉ cần nhớ lại. Nguồn gốc của thế giới chân thực là sự hồi tưởng của linh hồn con người đối với thế giới “ý niệm”.
    Platon cho rằng tâm hồn là cái có trước, thực tại là cái có sau, tâm hồn do Thượng Đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm ở trong đầu, tâm hồn dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở từng lớp quí tộc, tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ.
    Hoặc D. Hium (1811- 1916), một nhà duy tâm thuộc trường phái bất khả tri cho thế giới là những kinh nghiệm chủ quan, con người không thể nhận biết được tồn tại khách quan và phủ nhận cơ sở vật chất của sự vật.
    b) Quan niệm tâm lý con người trong tư tưởng triết học duy vật.
    Triết học duy vật cho rằng: tâm lý, tâm hồn là một, tâm lý gắn với thể xác.
    Tâm lý, tâm hồn đều cấu tạo từ vật chất.
    Người đầu tiên bàn vế tâm hồn là Arixtốt (384 – 322 tr.CN), ông cho rằng thể xác và tâm hồn là một, tâm hồn gắn với thể xác, nó là biểu hiện của tâm lý con người. Tâm hồn có 3 loại:
    - Tâm hồn thực vật: có chung cả người và động vật, làm chức năng dinh dưỡng, vận động ( Arixtốt gọi là tâm hồn cảm giác ).
    - Tâm hồn động vật có chung ở người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động ( còn gọi là tâm hồn cảm giác)
    - Tâm hồn trí tuệ, chỉ có ở người (Arixtốt gọi là tâm hồn suy nghĩ). Để lý giải tâm hồn, Arixtốt đã đặt thế giới ấy trong mối quan hệ với cơ thể, trong môi trường chung quanh, tâm lý nẩy sinh và phát triển trong cuộc sống, tâm lý là chức năng của cuộc sống và có thể quan sát được, tức là có thể nghiên cứu thế giới này mặc dù nó cực kỳ phức tạp.
    Đại diện của quan điểm duy vật với tâm lý con người còn phải kể đến tên tuổi của các nhà triết học như:
    Talét (Thế kỷ VII-VI tr.CN), Heraclit (Thế kỷ thứ VI- V tr.CN). Các nhà triết học này cho rằng tâm lý, tâm hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí, đất .
    Đêmôcrit (460-370tr.CN): vạn vật đều do nguyên tử lửa tạo thành. Linh hồn, tâm hồn cũng do nguyên tử lửa tạo nên, nhưng đó là một loại nguyên tử rất tinh vi. Vật thể và linh hồn có lúc phải bị mất đi do nguyên tử bị tiêu hao.
    Xôcrát (469-399TCN) đã tuyên bố một câu nổi tiếng là hãy tự biết mình. Đây là một định hướng có giá trị to lớn trong cho tâm lý học: con người có thể và cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.
    2. Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước.
    Trong suốt thời kỳ trung cổ, tâm lý học mang bản thể huyền bí. Sự phát triển các tri thức các tư tưởng tiến bộ bị kìm hãm.
    Đến thế kỷ XVII, R. Đêcác (1596-1650) đại diện cho phái nhị nguyên luận cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại. Đêcác cho rằng cơ thể con người phản xạ như một cái máy, còn tinh thần, tâm lý của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...