Tài liệu Giáo trình tâm lý học 2013

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I Tâm lý học đại cương
    Bài 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

    ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC:
    1. Tâm lý học là gì?
    Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý. Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879, chủ yếu nghiên cứu đời sống tâm hồn của con người.

    2. Đối tượng của tâm lý học:
    Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là toàn bộ đời sống tâm lý của con người như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, năng lực, khí chất, tính cách

    II. BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI:
    1.Tâm lý có bản chất phản ánh: Tâm lý là hình ảnh của từng người về hiện thực khách quan.
    Tất cả các hiện tượng tâm lý, từ những hiện tượng tâm lý đơn giản đến những thuộc tính, phẩm chất phức tạp của nhân cách con người đều tồn tại ở trong não dưới dạng hình ảnh này hay hình ảnh khác với mức độ phức tạp khác nhau. Điều kiện đầu tiên để có các hình ảnh đó là phải có các hiện tượng, sự vật khách quan của thế giới bên ngoài tác động tới các giác quan và não bộ bình thường của con người.

    Tâm lý mang tính chủ quan của từng người. Tâm lý là phản ánh tồn tại khách quan, nhưng sự phản ánh tâm lý không máy móc, nguyên xi như phản ánh cơ học, mà tâm lý là tổng hoà các hình ảnh chủ quan ( hình ảnh tâm lý) về tồn tại khách quan.

    2. Bản chất xã hội – lịch sử của tâm lý.
    Để tồn tại và phát triển, thế hệ trước đã truyền đạt kinh nghiệm xã hội- lịch sử cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp thu những kinh nghiệm và sáng tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần mới. Qua đó tâm lý con người được hình thành và phát triển

    Con người tiếp thu nền văn minh nhân loại và biến thành tâm lý của bản thân. Tâm lý mỗi người có cái chung của loài người, của dân tộc, của vùng, của địa phương nhưng cũng có cái riêng của mỗi con người cụ thể.

    Như vậy, mỗi người có một đời sống tâm lý riêng, một tâm hồn riêng. Tâm lý mỗi người là kinh nghiệm xã hội- lịch sử chuyển thành kinh nghiệm của bản thân.

    3. Tâm lý có bản chất phản xạ.
    Tất cả các hình ảnh tâm lý, các kinh nghiệm sống bản thân đều tồn tại trong não bộ. Nhưng không phải cứ có não là có tâm lý. Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan tác động vào não và não người phải tiếp nhận được tác động ấy.

    Để tiếp nhận tác động từ bên ngoài vào, não phải hoạt động. Não hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ có bốn khâu: Khâu dẫn vào, khâu trung tâm, khâu dẫn ra, khâu liên hệ ngược.

    Có hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý thần kinh của bản năng, phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của các các hoạt động tâm lý khác, đặc trưng của con người. Nhưng mỗi hiện tượng tâm lý không phải gồm một phản xạ có điều kiện mà gồm nhiều hoặc một hệ thống phản xạ có điều kiện.

    Như vậy, muốn có tâm lý nhất thiết phải có phản xạ, đặc biệt là phản xạ có điều kiện. Tâm lý có bản chất phản xạ.

    III.CÁC LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ:
    Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý:

    1. Cách phân loại phổ biến trong các tài liệu tâm lý học là việc phân loại các hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân loại này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính:
    a. Các quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta phân biệt thành ba quá trình tâm lý:
    +. Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
    +. Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu
    +. Quá trình hành động ý chí.
    b. Các trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng, như: chú ý, tâm trạng
    c. Các thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
    2. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý thành: các hiện tượng tâm lý có ý thức và các hiện tượng tâm lý chua được ý thức.
    3. Người ta còn phân biệt hiện tượng tâm lý thành: hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm tàng.
    4. Cũng có thể phân biệt hiện tượng tâm lý của cá nhân với hiện tượng tâm lý xã hội.

    Bài 2: Ý THỨC VÀ VÔ THỨC

    I. Ý THỨC:

    1.Khái niệm:
    Ý thức là một hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có. Đó là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà người đó đã tiếp thu được.

    Có thể ví ý thức như “ cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý) do “cặp mắt thứ nhất“ (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc ) mang lại. Với ý nghĩa đó có thể nói: Ý thức là tồn tại được nhận thức.

    2. Đặc điểm của ý thức:
    Các hiện tượng tâm lý có ý thức của một người đều được người đó nhận thức. Nghĩa là, con người biết rõ mình đang làm gì, nghĩ gì, hiểu rõ hành vi của bản thân đúng hay sai, tốt hay xấu.
    Ý thức được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Con người dùng ngôn ngữ để nhận xét, đánh giá phân tích những hiện tượng tâm lý của mình.
    Các hiện tượng tâm lý có ý thức của một người thường bao hàm thái độ ít nhiều rõ rệt của người ấy.
    Ở mức độ cao, ý thức thường được kèm theo sự dự kiến trước, tính có chủ định và nhờ đó mà dẫn tới hành động.
    3. Sự hình thành và phát triển ý thức:
    Khác với con vật, con người không chỉ thích ứng một cách thụ động với môi trường không chỉ lấy những gì có sẵn trong thiên nhiên mà con người chủ yếu tác động làm biến đổi thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình. Sở dĩ con người làm được như vậy là nhờ lao động. Lao động là một quá trình đòi hỏi con người phải thấy trước kết quả lao động, có chương trình lao động, có phương pháp lao động, biết phân tích đánh giá kết quả lao động. Làm như vậy, chính là ý thức. Như vậy ý thức ra đời trong lao động.
    Khi lao động cùng nhau, con người cần phải nói với nhau ý muốn của họ, xác định mục đích của cả nhóm, cùng nhau bàn bạc Nhờ đó làm nảy sinh ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ con người gọi tên sự vật, hiện tượng, đánh giá hành vi, hành động của mình hay của cả nhóm. Như vậy ngôn ngữ là một yếu tố hình thành nên ý thức.
    Lao động là một dạng hoạt động tập thể. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội. Vì vậy, ý thức ngay từ đầu là sản phẩm của xã hội và luôn luôn là sản phẩm của xã hội. Cùng với lao động và ngôn ngữ, xã hội là yếu tố hình thành nên ý thức.
    Ở mỗi người, ý thức hình thành bằng hoạt động của bản thân thông qua sản phẩm của hoạt động, trong quan hệ giữa mình và người khác và sử dụng ngôn ngữ của mình làm công cụ.
    II. VÔ THỨC:

    1. Khái niệm:
    Trong cuộc sống, cùng với các hiện tượng tâm lý có ý thức, chúng ta thường gặp những hiện tượng tâm lý chưa có ý thức diễn ra chi phối hoạt động của con người (người mắc chứng mộng du, người bị thôi miên ). Hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được, trong tâm lý học gọi là vô thức.

    Vô thức là các hiện tượng tâm lý mà con người chưa nhận thức được, không diễn đạt được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu.

    2. Đặc điểm của vô thức:
    Con người không nhận thức được các hiện tượng tâm lý, các hành vi, cảm nghĩ của mình. Những cảm nghĩ mà con người không nhận ra được, chúng như ẩn náu trong một “ cõi lòng” tối tăm, nhưng vẫn chi phối hành vi.
    Không diễn đạt được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu.
    Vô thức không bao hàm thái độ của con người. Lúc ở trạng thái vô thức, con người không nhận xét, đánh giá gì về hành vi, thái độ, ngôn ngữ, cách cư xử của mình.
    Vô thức thường không kèm theo sự dự kiến trước, không có chủ định
    3. Vai trò của vô thức:
    Vô thức đôi khi đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người. Qua phân tích các hành vi biểu hiện ở trạng thái vô thức giúp ta hiểu được các hiệ tượng tâm lý (thái độ, suy nghĩ, quan hệ của con người)
    Toàn bộ đời sống tâm lý trẻ từ lọt lòng đến khoảng 15 – 18 tháng tuổi do vô thức điều khiển. Một số biểu hiện vô thức trong đời sống tâm lý của trẻ là:
    + Trẻ chưa nhận ra được sơ đồ thân thể của mình, chưa nhận biết mình đau ở đâu
    + Chưa biết chủ động hướng âm thanh ngôn ngữ về phía người thân quen.
    + Chưa biết nhận ra mẹ, ra người thân.
    + Chưa sử dụng được âm thanh, lời nói để diễn đạt được nhu cầu sinh lý của mình.
    + Trẻ làm theo, nói theo, bắt chước hành vi của người lớn một cách không chủ định
    III. TỰ Ý THỨC:

    1.Khái niệm:
    Tự ý thức là sự phản ánh bản thân mình theo một mẫu mực nào đó và cố gắng hoạt động theo đúng khuôn mẫu đó.

    Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình thành từ tuổi lên ba. Thông thường tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau:

    + Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội.
    + Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, đánh giá.
    + Tự điều khiển, tự điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác.
    + Có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện
    2. Vai trò của tự ý thức:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...