Tài liệu Giáo trình tài chính tín dụng

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính

    1.1. Khái niệm và chức năng của tài chính
    1.1.1. Bản chất của tài chính
    Tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.
    Để hiểu rõ hơn bản chất của tài chính cần có sự phân biệt tài chính với một số phạm trù kinh tế khác có liên quan.
    Cần phân biệt tài chính và tiền tệ. Nhìn bề ngoài tài chính được người ta cảm nhận như những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Nhưng tài chính không phải là tiền tệ. Tiền tệ về bản chất là vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa và các chức năng vốn có của nó : biểu hiện giá hàng hóa, phương tiện trao đổi và phương tiện tích luỹ. Tài chính là sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện tích luỹ trong lĩnh vực phân phối nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau để thỏa mãn những mục đích khác nhau. Hoạt động của tài chính là hoạt động phân phối dưới hình thức giá trị nên gắn liền với tiền tệ; được thực hiện thông qua việc sử dụng các chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ của tiền tệ để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định
    Cần phân biệt tài chính với giá cả. Giá cả là một phạm trù kinh tế liên quan đến phân phối dưới hình thức giá trị. Nhưng sự phân phối của giá cả được tiến hành thông qua sự chênh lệch giữa giá trị và giá cả của hàng hóa trong trao đổi. Tài chính là phạm trù phân phối phản ánh sự dịch chuyển giá trị thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế. Sự chuyển dịch giá trị trong phân phối của tài chính là sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ.
    Tiền lương cũng là một phạm trù phân phối dưới hình thức giá trị, có mối quan hệ mật thiết với phạm trù tài chính. Tiền lương đó là một lượng tiền tệ nhất định được trả cho người lao động theo những nguyên tắc nhất định. Tiền lương muốn được thực hiện phải thông qua tài chính, tức là phải thông qua các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, nhằm hình thành và sử dụng quỹ tiền lương trong nền kinh tế.
    Bản chất của tài chính được thể hiện qua các quan hệ kinh tế chủ yếu trong quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội sau đây :
    - Quan hệ giữa Nhà nước với cơ quan quản lý Nhà nước thông qua quan hệ phân phối lại nguồn vốn ngân sách Nhà nước để duy trì các hoạt động văn hóa giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng. Quan hệ này phản ảnh việc Nhà nước thực hiện chức năng quyền lực của mình đối với việc lãnh đạo và quản lý Nhà nước đối với xã hội.
    - Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư . thông qua việc Nhà nước động viên một phần thu nhập của các tổ chức kinh tế vào Nhà nước dưới hình thức Nhà nước thu thuế đối với các tổ chức kinh tế. Ngược lại, Nhà nước thực hiện cấp vốn hoặc đầu tư một phần vốn vào các hoạt động của các tổ chức kinh tế, hoặc cung cấp một cách gián tiếp như cấp vốn đầu tư vào các công trình phúc lợi, công cộng như trường học, bệnh viện, đường sá . Quan hệ này chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ những hoạt động kinh tế xã hội nói chung và từng đơn vị kinh tế nói riêng.
    - Quan hệ giữa các tổ chức kinh tế với nhau thể hiện qua các hoạt động kinh doanh buôn bán, hợp tác, đầu tư liên doanh liên kết để sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ này nếu được thực hiện trôi chảy sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
    - Quan hệ nội bộ trong từng đơn vị kinh tế như việc đơn vị trả lương, trả thưởng cho công nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp, trả lãi cho các cổ đông, các nhà đầu tư tham gia góp vốn . Mối quan hệ này là cơ sở quyết định sự tồn tại của từng đơn vị doanh nghiệp.
    - Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau trên thế giới. Các quan hệ này nhằm mở rộng sự hợp tác phát triển kinh tế giữa các vùng, các khu vực và là một xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
    Các quan hệ trên nảy sinh trong quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị được nhận thức là quan hệ tài chính.
    Việc nhận thức đúng bản chất của tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng tài chính làm công cụ đắc lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
    1.1.2. Chức năng của tài chính
    1.1.2.1 Chức năng phân phối :
    Phân phối qua tài chính là sự phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị. Thông qua chức năng này, các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung được hình thành và sử dụng vào những mục đích nhất định.
    * Đặc điểm của phân phối tài chính:
    - Phân phối tài chính luôn gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định .
    - Phân phối của tài chính chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, không kèm theo sự thay đổi của hình thái giá trị. Tài chính ra đời, tồn tại và phát triển gắn với nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ, phân phối của tài chính là hoạt động phân phối các nguồn lực tài chính trong xã hội, do đó chỉ thực hiện bằng giá trị thông qua chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ. Khác với phân phối trong phạm trù giá cả, phân phối của tài chính làm cho các nguồn lực tài chính vận động một chiều từ quỹ tiền tệ được sử dụng sang quỹ tiền tệ được tạo lập mà không kèm theo sự thay đổi các hình thái giá trị hay sự vận động ngược chiều của các hình thái giá
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...