Tài liệu Giáo trình tài chính – tiền tệ

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
    1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ.1.1. Sự ra đời, phát triển và các định nghĩa về tiền tệ.1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ.Kinh tế chính trị học đã khẳng định nguồn gốc của tiền tệ từ sự hình thành và phát triển của các quan hệ trao đổi hàng hóa. Chính vì vậy mà việc đi tìm sự ra đời của tiền tệ, phải bắt đầu bằng việc phân tích quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ trao đổi.
    Khi nghiên cứu về quá trình ra đời của tiền tệ, C. Mác chỉ ra rằng: “Trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ, nghĩa là phải khai triển các biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hóa, từ hình thái ban đầu giản đơn nhất và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là hình thái ai nấy đều thấy” (C. Mác, Tư Bản, Quyển I, Tập I, trang 75, NXB Sự thật - Hà Nội 1963)
    Quá trình ra đời của tiền tệ được trải qua bốn hình thái giá trị:
    Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên.
    Hình thái này xuất hiện khi cộng đồng nguyên thủy bắt đầu tan rã, giữa các công xã phát sinh quan hệ trao đổi trực tiếp một hàng hóa này lấy một hàng hóa khác. (rất lẻ tẻ, không thường xuyên, mang tính ngẫu nhiên).
    Phương thức trao đổi được thể hiện bằng phương trình:
    X hàng hóa A = y hàng hóa B
    hay 5 đấu thóc = 1 tấm vải
    Hàng hóa A trao đổi được với hàng hóa B là do hao phí lao động để tạo ra x hàng hóa A tương đương với hao phí lao động để tạo ra y hàng hóa B.
    Trong phương trình trao đổi trên hàng hóa A và hàng hóa B có vị trí và tác dụng khác nhau: hàng hóa A là vật chủ động trong trao đổi và là vật tương đối nó biểu hiện giá trị ở hàng hóa B, hàng hóa B là vật bị động trong trao đổi và là vật ngang giá, làm chức năng của hình thái ngang giá.
    Hình thái mở rộng.
    Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ nhất xuất hiện (chăn nuôi tách khỏi trồng trọt), năng suất lao động tăng lên, có sản phẩm dư thừa để trao đổi.
    Cộng đồng nguyên thủy tan rã, hình thành gia đình, chế độ tư hữu, đòi hỏi phải tiêu dùng sản phẩm của nhau.
    Từ hai điều kiện đó lúc này có nhiều hàng hóa tham gia trao đổi và được thể hiện dưới hình thái mở rộng. Hình thái này được mô phỏng bằng phương trình trao đổi sau:
    5 đấu thóc = 1 tấm vải = 2 các cốc = 1 con cừu
    Trong hình thái mở rộng có nhiều hàng hóa tham gia trao đổi, nhưng vẫn là trao đổi trực tiếp. Mỗi hàng hóa là vật ngang giá riêng biệt của một hàng hóa khác (chưa có VNG chung), nên những người trao đổi khó đạt được mục đích ngay.
    Hình thái chung.
    Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện (thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp), năng suất lao động tăng lên, trao đổi trở thành hiện tượng kinh tế phổ biến.
    Từng vùng, khu vực hình thành chợ (thị trường) trao đổi hàng hóa, đòi hỏi tách ra một hàng hóa để trao đổi nhiều lần với các hàng hóa khác. Hàng hóa đó phải có thuộc tính: gọn, nhẹ, dể bảo quản, dễ chuyên chở và phù hợp với tập quán trao đổi của từng địa phương. Khi đạt được các tiêu chuẩn trên hàng hóa sẽ trở thành vật ngang giá chung. Hình thái này được thể hiện bằng phương trình trao đổi sau:
    5 đấu thóc = 1 tấm vải
    2 cái cuốc =
    1 con cừu =
    0,2 gr vàng =
    Trong phương trình trao đổi trên chỉ có một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung, giá trị mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở vật ngang giá chung, và trao đổi chỉ thực hiện qua hai lần bán và mua.
    Tuy nhiên, vật ngang giá chung còn mang tính chất địa phương và thời gian nhất định. Cho nên hình thái này còn cản trở đến việc mở rộng trao đổi hàng hóa giữa các địa phương, đặc biệt giữa các quốc gia với nhau.
    Hình thái tiền tệ.
    Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, sự mở rộng nhanh
    chóng của thị trường dân tộc và thị trường thế giới, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất.
    Kim loại vàng do những thuộc tính ưu việt của mình đã giữ được vị trí vật ngang giá chung cho cả thế giới hàng hóa và hình thái tiền tệ ra đời.
    Phương trình trao đổi của hình thái tiền tệ được thể hiện:
    5 đấu thóc = 0,2 gr vàng
    2 cái cuốc =
    1 con cừu =
    1 tấm vải =
    v.v
    Kim loại vàng là vật ngang giá chung cho cả thế giới hàng hóa. Lúc này thế giới hàng hóa được chia thành 2 bên: một bên là hàng hóa - tiền tệ, một bên là hàng hóa thông thường.
    Việc biểu hiện giá trị của mọi hàng hóa được cố định vào vàng.
    Như vậy, quá trình phát triển của quan hệ trao đổi đã dẫn đến sự xuất hiện những vật ngang giá chung . Vật ngang giá chung là những hàng hóa có thể trao đổi nhiều lần với các hàng hóa khác. Lúc đầu là những hàng hóa thông thường, như: vải, vỏ ốc, vòng đá sau cùng được cố định vào kim loại vàng. Vàng được gọi là kim loại tiền tệ hay nói cách khác vàng chính là hình thái tiền tệ của giá trị hàng hóa. Nó là sản phẩm của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...