Tài liệu Giáo trình soạn thảo văn bản 2013

Thảo luận trong 'Căn Bản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Học phần Soạn thảo văn bản nằm trong nhóm kiến thức cơ sở cho trình độ đại học. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc soạn thảo, ban hành, kiểm tra, rà soát và xử lý các văn bản của Nhà nước, và đặc biệt là của các cơ quan và chính quyền địa phương.Trên cơ sở kiến thức của học phần soạn thảo văn bản, sinh viên biết cách soạn thảo một số văn bản thông dụng; nắm vững những nguyên tắc, quy trình cơ bản trong công tác quản lý và xử lý văn bản, để từ đó có thể thực hiện việc soạn thảo văn bản và quản lý, xử lý văn bản của cơ quan, đơn vị một cách tốt nhất.
    Để giúp sinh viên học tập và nghiên cứu, khoa kinh tế pháp chế - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp biên soạn bài giảng “Soạn thảo văn bản”; tài liệu này là bài giảng chính thức cho giáo viên và sinh viên của trường.
    Nội dung cơ bản của bài giảng gồm:
    Chương 1: Văn bản và phân loại văn bản quản lý Nhà nước
    Chương 2: Một số vấn đề về kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước
    Chương 3: Phương pháp soạn thảo một số văn bản thông dụng
    Tất cả các chương trình được trình bày theo một nội dung thống nhất: giới thiệu chương, nội dung, tóm tắt nội dung và câu hỏi ôn tập.
    Mặc dù đó có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần tái bản sau hoàn thiện hơn./.

    NHÓM TÁC GIẢ
    CHƯƠNG 1
    VĂN BẢN VÀ PHÂN LOẠI VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC

    GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG I

    Chương I sẽ nghiên cứu các nội dung sau đây:
    - Khái niệm chung về văn bản và khái niệm văn bản quản lý hành chính Nhà nước;
    - Vai trò và các chức năng bản của văn bản;
    - Tình hình chung về công tác văn bản: những quy định chung và thực trạng công tác văn bản;
    - Phân loại văn bản quản lý hành chính Nhà nước: bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính thông thường và văn bản cá biệt.
    1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN BẢN1.1.1. Khái niệm văn bảnSự xuất hiện văn bản là yêu cầu khách quan của hoạt động xã hội. Từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, trong xã hội bắt đầu xuất hiện giai cấp. Con người bắt đầu có nhu cầu ghi chép những công việc cần thiết của cá nhân, gia đình, họ tộc vv . Giai cấp bóc lột cần có phương tiện ghi chép công nợ, lập văn tự mua bán đất đai, trao đổi nô lệ, sắc phong cho người có công trạng . Để đáp ứng nhu cầu chữ viết ra đời. Từ khi trong xã hội hình thành giai cấp, Nhà nước cũng đồng thời xuất hiện. Dù ở mức độ sơ khai, nhưng Nhà nước phải dùng chữ viết để ghi chép công việc, truyền đạt mệnh lệnh, làm văn bản liên hệ từ trên xuống, từ dưới lên trao đổi giữa các địa phương, giữa quốc gia này với quốc gia khác. Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ ngày càng mở rộng, phức tạp và đa dạng hơn. Ngoài mối quan hệ giữa các quốc gia, bộ máy quản lý trong nội bộ từng quốc gia cũng chia thành nhiều cơ quan tổ chức theo tầng bậc trên dưới khác nhau. Việc điều hành từ trên xuống, việc thông báo, thỉnh cầu ý kiến, nguyện vọng từ dưới lên đều được giải quyết thông qua văn bản. Bên cạnh đó cuộc sống hàng ngày đòi hỏi con người gắn bó mật thiết với nhau trong các mối quan hệ sinh hoạt, mua bán, trao đổi vv . Do đó, văn bản là tài liệu thông tin là cơ sở pháp lý để hợp thức hoá các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước, giữa tổ chức xã hội, đơn vị kinh doanh, giữa cơ quan Nhà nước với nhau. Tóm lại, văn bản là thước đo sự phát triển xã hội, là phương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...