Luận Văn Giáo trình quán trị tài chính TS:Đoàn Gia Dũng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    VAI TRÒ VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
    Môn học này được thiết kế trên cơ sở các môn học, Tài chính công ty (Corporate Finance), Quản trị tài chính ( Financial Management), Thị trường tài chính (Financial Markets), và Tài chính quốc tế ( Internationnal Finance) được giảng dạy trong các trường đại học. Trọng tâm của môn học hướng vào việc ra các quyết định tài chính, vì vậy các kiến thức từ môn học sẽ giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách và điều hành doanh nghiệp có được các kiến thức và kỹ năng, cũng như công cụ để ra các quyết định một cách hữu hiệu và hiệu quả.
    Công ty muốn hoạt động được cần rất nhiều tài sản khác nhau bao gồm: các tài sản thuộc tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoản liên quan đến hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền (khoản phải thu), hàng tồn kho và rất nhiều tài sản cố định . Các tài sản này hình thành nên một cơ cấu vận động và chuyển hoá cho nhau trong suốt cả quá trình phát triển của doanh nghiệp. Để có được những tài sản này, công ty phải huy động các nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Một phần trong chúng là các khoản nợ phải trả từ bên ngoài. Quá trình huy động và sử các nguồn vốn đã xác lập các hoạt động tài chính.
    Hoạt động tài chính công ty là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức tiền tệ nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
    Quản trị tài chính là quản trị dòng tiền, quản trị tài chính quan tâm đến quá trình đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp nhằm đạt đựơc các mục tiêu nhất định. Quản trị tài chính có liên quan đến các quyết định chủ yếu sau: Quyết định đầu tư; quyết định tìm nguồn tài trợ; kể cả quyết định phân phối lợi nhuận và quyết định quản lý tài sản doanh nghiệp.
    Quản trị tài chính có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động công ty và nó có một phạm vi rộng lớn. Hầu hết các quyết định diễn ra trong công ty đều có liên quan đến hoạt động tài chính. Tài chính vừa là điều kiện, vừa là cơ sở để thực hiện, đánh giá hiệu suất các giải pháp kinh doanh. Chúng ta hãy liên tưởng đến các hoạt động đầu tư trong công ty thông qua các dự án, đến quá trình tiến hành các hoạt động bán hàng đều có liên qua chặt chẽ với hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính còn diễn ra trên nhiều mức độ khác nhau như: ở mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia đến phạm vị toàn cầu.
    Mục tiêu của chương I sẽ cung cấp các phần như sau:
     Đối tượng chức năng và mục tiêu quản trị tài chính .
     Vai trò và nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính
     Môi trường ảnh hưởng đến các quyết định tài chính
    I. Đối tượng và mục tiêu của quản trị tài chính
    I.1. Khái niệm quản trị tài chính
    Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch hoạt động. Quản trị tài chính phải giúp công ty trả lời các câu hỏi sau:
    1. Công ty cần phải huy động tiền vốn cho đầu tư như thế nào, huy động từ đâu và vào thời điểm nào? (Quyết định tài trợ)
    2. Đầu tư vào lĩnh vực nào, dài hạn hay ngắn hạn, lợi nhuận làm ra có tương xứng hay không? ( quyết định đầu tư )
    Trả lời những câu hỏi này đòi hỏi quá trình phân tích tình hình bên trong doanh nghiệp và lượng hoá các tác động của môi trường và đưa ra các quyết định tài chính trong sự cân nhắc hợp lý giữa sinh lời và rủi ro nhằm tăng giá trị công ty trong dài hạn.
    I.2. Các chức năng của quản trị tài chính
    Trong những phần trên ta có thể kết luận là người quản trị tài chính thực hiện các hoạt động liên quan đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn vốn trong phạm vi công ty, khai thác các nguồn vốn một cách hợp lý. Tức là thực hiện hai chức năng cơ bản huy động và phân bổ sử dụng nguồn vốn. Các chức năng này được thực hiện với mục tiêu cực đại giá trị cổ đông. Trong phần này chúng ta sẽ xác định chi tiết hơn các nhiệm vụ và chức năng của người quản trị tài chính.
    I.2.1. Chức năng phân phối vốn
    Phân phối vốn là xác định phân bổ các nguồn lực tài chính cho các hoạt động khác nhau của công ty. Phân phối vốn sẽ giải quyết vấn đề đầu tư vào tài sản nào, bao nhiêu. Phân phối vốn phải được tiến hành phù hợp với mục tiêu cơ bản là cực đại hoá giá trị tài sản cho các cổ đông. Trong chức năng này, nhà quản trị tài chính phải tiến hành các hoạt động sau:
    + Xác định mức độ thích hợp các tài sản thanh toán. Xác định mức tài sản ngắn hạn tối ưu trên cơ sở cân nhắc giữa khả năng sinh lợi và khả năng chuyển hoá thành tiền của chúng.
    + Đầu tư vốn vào các tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác (như tài sản tài chính). Ngân sách đầu tư bao gồm sự phân phối vốn vào các dự án đầu tư mà hy vọng có khả năng sinh lợi tốt trong tương lai. Ngay cả việc trong một dự án bao gồm cả tài sản ngắn hạn thì quyết định trong ngân sách đầu tư cũng không giống như các quyết định về vốn luân chuyển. Bởi lẽ, các quyết định đầu tư dài hạn thường mang lại những kết cục - lợi nhuận trong tương lai không chắc chắn, rủi ro lớn hơn. Những thay đổi trong tổ hợp rủi ro kinh doanh của công ty có thể ảnh hưởng tới giá trị tài sản cổ đông trên thị trường. Vì những ảnh hưởng quan trọng này, nên cần phải quan tâm đến vấn đề đo lường rủi ro cho các dự án đầu tư.
    Có thể đi đến kết luận là, vốn cần phải được phân phối phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định. Thu nhập cần thiết của một sự đầu tư phải phù hợp với mục tiêu cực đại giá trị cho các cổ đông.
    Ngoài các hoạt động kể trên trong chức năng phân phối ngày nay cũng cần phải quan tâm tới các hoạt động khác như sự hợp nhất và phát triển công ty. Do đó, trong hoạch định ngân sách cần phải đưa vào các yêu cầu về sự tăng trưởng cả ở trong và ngoài nước. Với các công ty đa quốc gia thì một vấn đề nổi cộm lên trong nghiên cứu quản trị tài chính là vấn đề quốc tế.
    Cuối cùng, chúng ta cũng có thể phải nghiên cứu trong chức năng phân phối vốn gắn liền với vấn đề phá sản, tái tổ chức công ty, mà trong đó bao gồm các quyết định để thanh toán công ty hoặc phục hồi nó, thường là bằng sự thay đổi cấu vốn.
    I.2.2. Chức năng khai thác vốn (huy động vốn)
    Khai thác vốn là mặt thứ hai của quản trị tài chính nhằm mục đích tìm kiếm vốn. Mỗi nguồn vốn có những đặc tính khác nhau như: chi phí, thời gian đáo hạn, trách nhiệm hoàn trả, và các yêu cầu khác đặt ra bởi người cung cấp vốn. Trên cơ sở các đặc tính này người quản trị tài chính phải tìm được một cách tốt nhất để tài trợ. Các quyết định trong chức năng khai thác vốn cũng ảnh hưởng tới giá trị cho các cổ đông.
    Các quyết định tài trợ sẽ tạo ra một cấu trúc nguồn vốn với những tác động đòn bẩy liên quan chặt chẽ tới rủi ro tài chính, hơn nữa có thể còn khuyếch đại thu nhập tài sản của cổ đông.
    Một nguồn tài trợ khá phổ biến trong nhiều công ty là giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư và điều này có liên quan đến chính sách phân chia lợi nhuận. Tuy vậy, việc giữ lại thu nhập như một nguồn vốn sẽ tác động tới lợi tức trả cho các cổ đông. Trong một số trường hợp nhất định chính sách lợi tức có thể ảnh hưởng xấu tới lợi ích của các cổ đông.
    Tóm lại, chức năng của quản trị tài chính công ty bao gồm việc khai thác và phân phối vốn trong doanh nghiệp. Hai chức năng này phải giải quyết hai vấn đề lớn đó là:
    + Đầu tư bao nhiêu ? Đầu tư vào các tài sản nào?
    + Khai thác vốn đầu tư nguồn nào? Từ nguồn nào?
    Hai chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau trong đó một quyết định đầu tư vào tài sản nào đó. Và bao giờ sự đầu tư này cũng yêu cầu những nguồn tài trợ nhất định. Ngược lại, chi phí cho biện pháp tài trợ đến lượt nó lại ảnh hưởng tới việc xem xét quyết định đầu tư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...