Tài liệu Giáo Trình Quản trị chiến lược (ĐH Kinh tế & QTKD Thái nguyên)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giáo trình có đầy đủ các ví dụ: dễ hiểu, sát thực tế


    MỤC LỤC


    Chương I

    Chương V

    Công cụ phân tích và lựa chọn chiến lược

    5.1 – Phân tích cơ hội nguy cơ mạnh yếu

    5.1.1- Khái quát

    I – Các khái niệm cơ bản về chiến lược và chính sách kinh

    doanh

    1.2- Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp

    1.1. Chiến lược và phân loại chiến lược

    1.3 – Mối quan hệ giữa chiến lược và kế hoạch tác nghiệp

    II – Mô hình quản trị chiến lược

    2.1 - Quản trị chiến lược

    2.2 – Mô hình quản trị chiến lược

    IV – Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh

    Chương II

    Xác định chức năng nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược

    của doanh nghiệp

    2.1 – Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp.

    2.2- Các lực lượng ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp

    Chương III

    Phân tích môi truờng kinh doanh

    3.1.2 - Các quy định luật pháp của các quốc gia, luật pháp và các thông lệ quốc tế

    3.1.3- ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế

    3.1.4- ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật – công nghệ

    3.1.5- ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá - xã hội

    3.2- Phân tích môi trường kinh tế quốc dân

    3.2.1 - ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế

    3.2.2 - ảnh hưởng của nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế.

    3.2.3- Tác động của nhân tố kỹ thuật - công nghệ trong nước

    3.2.4- ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên

    3.2.5 - ảnh hưởng của yếu tố văn hoá xã hội

    3.3 – Phân tích môi trường nội bộ ngành

    3.3.1- Khách hàng

    3.3.2- Các nhà cung ứng

    3.3.3 - Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

    3.3.5 - Sản phẩm thay thế

    3.4 – Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

    Chương IV

    Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp

    4.I – Phân tích thực trạng doanh nghiệp

    4.2- Tổng hợp kết quả phân tích nội bộ doanh nghiệp

    Tổng quan về quản lý chiến lược

    5.1.3 Hình thành các ý tưởng chiến lược trên cơ sở cơ hội, nguy cơ, điểm

    mạnh và điểm yếu

    5.2- Quy trình lựa chọn chiến lược

    5.2.1- Yêu cầu của lựa chọn chiến lược

    5.2.2. Các nhân tố chính để lựa chọn chiến lược

    5.2.2.1. Sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp

    5.2.2.2.Mục tiêu, thái độ của nhà quản trị cao cấp và trình độ chuyên môn

    5.2.2.3. Khả năng tài chính

    5.2.2.4. Mức độ độc lập tương đối trong kinh doanh

    5.2.2.5. Phản ứng của các đối tượng liên quan

    5.2.2.6. Xác định đúng thời điểm bắt đầu triển khai chiến lược

    5.2. 3- Quy trình lựa chọn chiến lược

    5.3 – Nhận biết chiến lược hiện tại

    5.3.1 – Mục đích, yêu cầu

    5.3.2 – Các vấn đề chủ yếu nhằm nhận biết chiến lược hiện tại

    5.3.2- Phân tích cơ cấu vốn đầu tư

    5.4.1.1 – Ma trận BCG

    5.4.1.2 – Ma trận Mc Kensey

    5.3.1.3. Ma trận sự nhạy cảm về giá / sự khác biệt được chấp nhận:

    Chương VI

    Chiến lược cấp doanh nghiệp và cấp bộ phận chức năng

    6.1- Chiến lược cấp công ty: ( Corporate level strategy )

    6.1.1- Chiến lược tăng trưởng

    6.1.1.1 - Chiến lược tăng trưởng tập trung

    6.1.1.4 – Chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hoá

    6 2- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (Business level strategy):

    6.3 - Các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh

    6.3.1 – Cơ sở của chiến lược cạnh tranh

    6.3.1.1 - Cầu của khách hàng và sự khác biệt hoá sản phẩm.

    6.3.1.2- Các nhóm khách hàng và việc phân đoạn thị trường

    6.3.1.3 – Các năng lực đặc biệt của doanh nghiệp

    6.3.2- Các chiến lược cạnh tranh cơ bản

    6.3.2.1 – Căn cứ vào tính chất tập trung của chiến lược

    6.3.2.2 – Chiến lược dẫn đầu về chi phí(cost – leadership strategy)

    6.3.2.3 – Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm(differentiateđ)

    6.3.2.4.- Chiến lược trọng tâm hoá (fous strategy)

    6.3.2.5. Các chiến lược cạnh tranh cho từng loại doanh nghiệp

    6.3.2.5.1 - Các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường .

    6.3.2.5.2. Các doanh nghiệp “thách thức” trên thị trường.

    6.3.2.5.3. Các doanh nghiệp theo sau

    6.3.2.5.4. Các doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường

    6.4. các chiến lược chức năng

    6.4.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ

    6.4.1- Chiến lược marketing

    6.4.1.2. Nội dung và giải pháp chủ yếu

    6.4. 2. Chiến lược nguồn nhân lực

    6.4. 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ

    6.4.2. 2. Các giải pháp chiến lược chủ yếu

    6.4.3 - Chiến lược nghiên cứu và phát triển

    6.4.3.1.Mục tiêu và nhiệm vụ

    6.4.3.2 . Các giải pháp chủ yếu

    Chương VII

    Tổ chức thực hiện chiến lược

    7.I – Bản chất và nội dung

    7.1.1- Bản chất của quá trình thực hiện chiến lược

    7.2 – Thiết lập các kế hoạch tác nghiệp

    7.2.1- Vai trò của các kế hoạch tác nghiệp

    7.2.2 – Cơ sở xây dựng kế hoạch ngắn hạn

    7.2.3. Nội dung và cách thức xây dựng các kế hoạch ngắn hạn hơn

    7.3- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức

    7.3.1.1 - Tính tất yếu

    7.3.1- Tại sao phải soát xét điều chỉnh cơ cấu tổ chức

    7.3.1.2- Mối quan hệ giữa chiến lược với cơ cấu tổ chức

    7.3.2- Các mô hình cơ cấu tổ chức

    7.3.2.1 – Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến

    7.3.2.2 – Cơ cấu tổ chức kiểu chức năng

    7.3.2.3 – Cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến tư vấn

    7.3.2.4 – Cơ cấu kiểu trực tuyến chức năng

    7.3.3- Các vấn đề cần chú trọng khi xây dựng điều chỉnh, cơ cấu tổ chức

    7.3.3.1 – Một số biểu hiện của cơ cấu tổ chức kém hiệu quả

    7.4- Phân phối nguồn lực

    7.4.1- Tầm quan trọng của phân phối nguồn lực

    7.4.2- Các căn cứ để phân phối các nguồn lực

    7.4.2.1 – Các mục tiêu chiến lược

    7.4.3.2- Các chương trình sản xuất hoặc các kế hoạch ngắn hạn.

    7.4.3- Các vấn đề cần quan tâm khi phân phối nguồn lực

    7.4.4- Các công việc cần thực hiện khi phân phối nguồn lực

    7.4.4.2- Đảm bảo nguồn lực

    7.4.4.2.1 – Phân bổ nguồn vốn

    7.4.4.2.2- Cân đối ngân sách

    7.4.4.2.3 – Phân bổ các nguồn lực khác

    7.4.4.3 - Điều chỉnh nguồn lực

    7.5- Xây dựng các chính sách kinh doanh

    7.5.1 – Khái niệm và vai trò của chính sách kinh doanh

    7.5.2 – Phân biệt chính sách kinh doanh với chiến lược

    7.5.3 – Phạm vi và tác dụng của các chính sách

    7.5.4 – Yêu cầu đối với các chính sách kinh doanh


    7.5.2- Các chính sách kinh doanh cụ thể


    7.6- Quản trị sự thay đổi

    Chương VIII

    Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

    8.1 – Bản chất của việc kiểm tra, đánh giá chiến lược

    8.1.2- Các yếu cầu đối với kiểm tra, đánh giá trong quản trị chiến lược

    8.1.2.1 Hoạt động kiểm tra phải phù hợp với đối tượng kiểm tra và với mọi giai

    8.2– Nội dung chủ yếu của kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

    8.2.1- Xác định nội dung kiểm tra đánh giá và điều chỉnh chiến lược

    8.2.2- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra

    8.2.3- Quá trình đánh giá chiến lược theo tiêu chuẩn đã xây dựng

    8.2.4- Các điều kiện để hoạt động kiểm tra đánh giá chiến lược có hiệu quả

    TRÍCH(chương 1)

    Chương I

    Tổng quan về quản lý chiến lược

    I – Các khái niệm cơ bản về chiến lược và chính sách kinh doanh

    Mục đích của chương là làm rõ các vấn đề sau:

    - Chiến lược là gì?

    - Phân biệt chiến lược và kế hoạch`

    - Vai trò của chiến lược

    Ví dụ về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Mc Donald’s

    Năm 1993, Mc Donald’s là nhà bán lẻ dẫn đầu thị trường tiêu dùng toàn cầu về cung cấp dịch vụ ăn uống, với một thương hiệu mạnh và hệ thống nhà hàng rộng khắp doanh thu đạt mức trên 22 tỷ USD. 2/3 trong số 13.000 nhà hàng được cấp quyền kinhdoanh cho 3750 chủ sở hữu/chủ điều hành trên toàn thế giới. Doanh thu tăng bình quân ở mức 8 % trên toàn nước Mỹ và 20 % ngoài nước Mỹ trong 10 năm qua.

    Các đặc trưng về chất lượng thực phẩm của công ty đi tiên phong, hệ thống cung cấp, hệ thống sản xuất, chương trình marketing và đào tạo, công nghệ kỹ thuật được coi là tiêu chuẩn của ngành trên toàn thế giới. ưu tiên chiến lược của công ty là tiếp tục tăng trưởng, miễn là các khách hàng đặc biệt quan tâm, duy trì các nhà sản xuất hiệu quả và chất lượng, thực hiện hệ thống marketing giá trị cao và hiệu quả với nhãn hiệu Mc Donald’ trên quy mô toàn cầus. Chiến lược của Mc Donald’s có những yếu tố cơ bản như sau:

    ã Chiến lược tăng trưởng

    + Mỗi năm tăng thêm khoảng 700 đến 900 nhà hàng, một số do công ty sở hữu và một số cấp quyền kinh doanh, với khoảng 2/3 trong số đó mở bên ngoài nước Mỹ.

    + Khuyến khích các khách hàng thường xuyên tới ăn bằng cách tăng thêm số món trong thực đơn của bữa sáng và tối, giảm giá trong những dịp đặc biệt, và cung cấp những bữa ăn thêm.

    ã Chiến lược cấp quyền kinh doanh

    + Lựa chọn rất cao trong việc cấp quyền kinh doanh(Phương pháp tiếp cận của Mc là chỉ tuyển những nhà trung gian tích cực và tài năng với tính liêm chính, kinh nghiệm kinh doanh và đào tạo họ trở lên năng động, chủ nhân tương lai của Mc; không cấp quyền kinh doanh cho các hãng, đối tác, hoặc các nhà đầu tư thụ động)

    ã Chiến lược định vị và xây dựng

    - Công ty chỉ đặt nhà hàng ở những vị trí tạo ra sự thoải mái cho khách hàng và đáp ứng được tiềm năng tăng trưởng doanh thu của công ty trong dài hạn. Công ty sử dụng các kỹ thuật sử dụng lựa chọn địa điểm một cách công phu để có được các vị trí hàng đầu. Tại Mỹ công ty bổ sung cho những nhà hàng ở ngoại ô và nội thành với các đại lý bán thực phẩm, gần các sân bay lớn, bệnh viện, và các trường đại học; bên ngoài nước Mỹ chiến lược là thành lập một hình ảnh truyền thống ở trung tâm thành phố, sau đó mở các cửa hàng rộng và có thể lái xe qua ở ngoài trung tâm thành phố. ở những khu vực đó quyền sở hữu làkhông thực sự cần thiết, Mc Donal’s đảm bảo cho thuê trong dài hạn.

    - Giảm chi phí thuê địa điểm và xây dựng bằng cách sử dụng những thiết kế chuẩn lưu kho hiệu quả và hợp nhất các đơn hàng mua bán thiết bị và nguyên liệu theo hệ thống toàn cầu(Một trong bốn thiết kế được phê duyệt có kích thước nhỏ bằng một nửa so với truyền thống, đòi hỏi lô đất có kích thước nhỏ hơn, rẻ hơn khoảng 25% và có thể cung cấp số lượng khách như nhau).

    - Sử dụng các thiết kế hấp dẫn và tạo sự thoải mái cả trong và ngoài và ở đó có thể cung cấp lối lái xe qua và sân chơi cho trẻ em.

    ã Chiến lược sản phẩm

    - Đưa ra thực đơn hạn chế

    - Mở rộng các sản phẩm miễn phí bổ sung nhiều loại thức ăn nhanh mới(gà, món ăn Mexico, pizza, và nhiều thứ khác) và đưa ra nhiều hơn các món cho khách hàng quan tâm đến sức khoẻ.

    - Thực hiện thử nghiệm rộng rãi để đảm bảo chất lượng cao và ổn định và đáp ứng cầu đa dạng của khách hàng trước khi đưa thực đơn mới ra toàn hệ thống.

    ã Chiến lược lưu kho

    - Thiết lập tiêu chuẩn về sản phẩm một cách nghiêm ngặt

    - Tuân thủ quy định hoạt động nhà hàng một cách chặt chẽ(đặc biệt như chuẩn bị thức ăn, sự vệ sinh nơi lưu trữ và dịch vụ thanh toán thân thiện và nhã nhặn), xây dựng mối quan hệ gần gũi với các nhà cung cấp để đảm bảo rằng thực phẩm luôn an toàn và chất lượng cao nhất.(Nhìn chung, Mc Donald’s không cung cấp thực phẩm, giấy gói và trang thiết bị cho nhà hàng; thay vì việc đó, công ty cho phép các nhà hàng mua những sản phẩm này từ những nhà cung cấp.

    - Phát triển hệ thống thiết bị và sản xuất mới sao cho cải tiến năng lực phục vụ nhanh hơn, thức ăn hương vị tốt hơn và chính xác hơn.

    ã Chiến lược xúc tiến bán hàng, marketing và buôn bán

    - Đề cao hình ảnh của Mc Donald’s về chất lượng, dịch vụ, vệ sinh và giá trị qua việc quảng cáo liên tục trên các phương tiện truyền thông và tài trợ khuyến mại bán hàng với các khoản phí gắn với phần trăm doanh thu tiêu thụ.

    - Tiếp tục sử dụng việc định giá dựa trên giá trị và cung cấp những bữa ăn thêm để gia tăng số lượng khách hàng.

    - Sử dụng Ronald Mc Donald’s để tạo nhận thức thương hiệu lớn hơn cho trẻ em và sử dụng tiền tố Mc để củng cố sự liên hệ giữa các món ăn trong thực đơn và Mc Donald’s.

    ã Chiến lược đào tạo và quản trị nguồn nhân lực

    - Trả lương theo tỷ lệ hợp lý và không có sự phân biệt đối xử ở tất cả các đơn vị; đào tạo kỹ năng nghề nghiệp; thưởng cho cá nhân và tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ; tạo cơ hội thăng tiến sự nghiệp.

    - Thuê đội ngũ nhân viên nhà hàng với thái độ làm việc tốt và nhã nhặn, đào tạo họ làm việc sao cho tạo ấn tượng cho khách hàng.

    - Đào tạo riêng về việc đem lại sự thoả mãn cho khách hàng và điều hành nhà hàng ăn nhanh cho giám đốc nhà hàng, trợ lý giám đốc và người được cấp quyền kinh doanh.

    1.1. Chiến lược và phân loại chiến lược

    Về mặt lịch sử, chiến lược được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Sau đó mới du nhập vào các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Hiện nay chiến lược được triển khai và áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý. Và chiến lược đã thực sự khẳng định như là một hướng, một phương pháp quản lý có hiệu quả.

    Hiện vẫn còn khá nhiều quan niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh. Nhưng cách tiếp cận phổ biến hiện nay xác nhận: Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lên một trạng thái cao hơn về chất. Tuy nhiên để hiểu rõ khái niệm về chiến lược cần thấy rõ các đặc trưng của chiến lược, các đặc trưng đó bao gồm:

    - Chiến lược xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ tương đối dài (3 năm, 5 năm, thậm chí dài hơn .). Chính khung khổ của các mục tiêu và phương pháp dài hạn đó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh đầy biến động của kinh tế thị trường.

    - Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo phương hướng dài hạn, có tính định hướng còn trong thực hành kinh doanh phải thực hiện phương châm kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế, kết hợp chiến lược với sách lược và các phương án kinh doanh tác nghiệp. Hoạch định chiến lược là phác thảo khung khổ cho các hoạt động kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp trong tươnglai dựa trên cơ sở thông tin thu thập được qua quá trình phân tích và dự báo.

    - Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng, quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh chiến lược đều phải được tập trung về người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp do đội ngũ cán bộ tư vấn của doanh nghiệp tham gia cung cấp thông tin, còn các quyền ra các quyết định quan trọng thuộc về lãnh đạo doanh nghiệp.

    - Chiến lược phải đảm bảo yêu cầu bí mật thông tin kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

    - Chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng, lựa chọn và thực thi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi xây dựng chiến lược và thường xuyên soát xét các yếu tố nội tại khi thực thi chiến lược.

    - Chiến lược kinh doanh trước hết và chủ yếu được xây dựng cho các ngành nghề kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh chuyên môn hoá, truyền thống, thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó đặt doanh nghiệp vào thế phải xây dựng, lựa chọn và thực thi chiến lược cũng như tham gia kinh doanh trên thương trường đã có chuẩn bị và có thế mạnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...