Tài liệu Giáo Trình - Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Thảo luận trong 'Đầu Tư - Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
    I. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
    1. Bản chất và chức năng của thị trường tài chính
    1.1. Bản chất của thị trường tài chính
    Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ những chủ thể khác nhau. Nhiều người có cơ hội đầu tư sinh lời thì thiếu vốn, trái lại nhiều người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư. Do đó hình thành nên một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư. Cơ chế đó được thực hiện trong khuôn khổ thị trường tài chính. Những người thiếu vốn huy động vốn bằng cách phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Những người có vốn dư thừa, thay vì đầu tư vào máy móc thiết bị. nhà xưởng để sản xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ, sẽ đầu tư (mua) vào các tài sản tài chính được phát hành bởi những người cần huy động vốn.
    Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới những người thiếu vốn.
    Thị trường tài chính cũng có thể định nghĩa là nơi mua bán, trao đổi các công cụ tài chính.
    Hoạt động trên thị trường tài chính có những hiệu ứng trực tiếp tới sự giàu có của các cá nhân, tới hành vi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng, và tới động thái chung của toàn bộ nền kinh tế.
    1.2. Chức năng của thị trường tài chính
    a. Dẫn vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi thiếu vốn
    Đây là chức năng kinh tế chủ yếu của thị trường tài chính. Thông qua hoạt động của các chủ thể trên thị trường, các nguồn tài chính được luân chuyển để cung và cầu về vốn gặp nhau. Quá trình luân chuyển vốn trên thị trường tài chính làm tăng quá trình chuyển các nguồn tiết kiệm thành đầu tư. Quá trình luân chuyển vốn được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
    (Sơ đồ)
    Bên trái của sơ đồ là những người tiết kiệm và cho vay vốn: Bên phải là những người phải đi vay vốn để tài trợ cho chi tiêu. Người tiết kiệm - cho vay chủ yếu là các hộ gia đình, tuy nhiên, các doanh nghiệp và chính phủ, và người nước ngoài đôi khi cũng có tiền dư thừa và đem cho vay số tiền đó. Người đi vay - chi tiêu quan trọng nhất là các doanh nghiệp và chính phủ, song hộ gia đình và người nước ngoài đôi khi cũng đi vay để mua sắm ôto, đồ dùng và nhà ở. Các mũi tên cho thấy các dòng vốn chạy từ người tiết kiệm - cho vay sang người đi vay - chi tiêu qua hai kênh.
    Ở kênh tài chính gián tiếp, các chủ thể thừa vốn không trực tiếp cung ứng vốn cho người thiếu vốn mà gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như các ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và cho vay, các công ty bảo hiểm hay các tồ chức tài chính tín dụng khác.
    Ở kênh tài chính trực tiếp, các chủ thể dư thừa vốn trực tiếp chuyển vốn cho các chủ thể thiếu vốn (người tiêu dùng, người đầu tư) bằng cách mùa các tài sản tài chính trực tiếp do các chủ thể thiếu vốn phát hành thông qua các thị trường tài chính.
    Như vậy, chính thị trường tài chính đã giúp cho nguồn vốn vận động từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, giúp cho quá trình giao lưu vốn được nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ đó tận dụng được các nguồn vốn lẻ tẻ, tạm thời nhàn rỗi đưa vào sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng nhằm đem lại lợi ích cho các đối tác tham gia thị trường, đồng thời phục vụ nhu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
    b. Hình thành giá của các tài sản tài chính
    Thông qua sự tác động qua lại giữa người mua và người bán, giá của các tài sản tài chính được xác định, hay nói cách khác, lợi tức cần phải có trên một tài sản tài chính được xác định. Yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp gọi vốn chính là mức lợi tức mà các nhà đầu tư yêu cầu; và chính đặc điểm này của thị trường tài chính đã phát tín hiệu cho biết vốn trong nền kinh tế cần được phân bổ như thế nào giữa các tài sản tài chính. Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành giá.
    c. Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính
    Thị trường tài chính tạo ra một cơ chế để các nhà đầu tư có thể bán tài sản tài chính của mình. Chính nhờ vào đặc điểm này mà người ta nói rằng thị trường tài chính tạo ra tính thanh khoản cho nền kinh tế. Nếu thiếu tính thanh khoản, người đầu tư sẽ buộc phải nắm giữ các công cụ nợ cho tới khi đáo hạn, hoặc nắm giữ các công cụ vốn cho tới khi công ty phá sản phải thanh lý tài sản. Mặc dù tất cả các thị trường tài chính đều có tính thanh khoản, song mức độ thanh khoản giữa các thị trường lại khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...