Sách giáo trình nguyên lí thống kê-PGS. TS. Ngô Thị Thuận

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    GIỚI THIỆU MÔN HỌC
    1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỐNG KÊ HỌC
    1.1. Khái niệm về thống kê
    Trong thực tế sản xuất kinh doanh, cũng như trong đời sống kinh tế xã hội chúng
    ta thường sử dụng thuật ngữ ”thống kê” như thống kê lại các công việc đã làm trong
    ngày, các số liệu đã có, các khoản thu, chi . Vậy thống kê học là gì? Trước khi xét đến
    khái niệm thống kê học, chúng ta quan sát các ví dụ sau:
    Ví dụ 1: Kết quả chính thức điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 và kết
    quả sơ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004 của Tổng cục Thống kê
    về tỷ lệ hộ nghèo cho năm 2002 và 2004 theo chuẩn nghèo được Thủ tướng Chính phủ
    ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 (200 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực
    nông thôn, 260 nghìn đồng/người/tháng cho khu vực thành thị) như sau:
    Biểu 1.1. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới
    ĐVT: %
    Diễn giải
    Năm
    2002
    Năm
    2004
    Cả nước 23,0 18,1
    Chia theo khu vực
    Thành thị 10,6 8,6
    Nông thôn 26,9 21,2
    Chia theo vùng
    Đồng bằng sông Hồng 18,2 12,9
    Đông Bắc 28,5 23,2
    Tây Bắc 54,5 46,1
    Bắc Trung Bộ 37,1 29,4
    Duyên hải Nam Trung Bộ 23,3 21,3
    Tây Nguyên 43,7 29,2
    Đông Nam Bộ 8,9 6,1
    Đồng bằng sông Cửu Long 17,5 15,3
    Số liệu bảng 1.1 cho thấy,
    tính chung cả nước tỷ lệ hộ
    nghèo đã giảm từ 23,0% năm
    2002 còn 18,1% năm 2004.
    Vùng Đồng bằng sông Hồng
    là một trong những vùng có tỷ lệ
    số nghèo giảm nhanh nhất, năm
    2002 là 18,2%, năm 2004 chỉ còn
    12,9%.
    Vùng Tây Bắc tỷ lệ hộ
    nghèo cao nhất, năm 2002 là
    54,5%, năm 2004 có giảm nhưng
    chậm vẫn còn 46,1%.
    Vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ
    hộ nghèo ít nhất.
    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Nguyên Lỹ Thống kê 5
    Ví dụ 2: Có tài liệu về diện tích, dân số của 13 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long
    (ĐBSCL) năm 2003 ở bảng 2.1.
    Các số liệu ở bảng 2.1 cho biết: Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, với tổng
    diện tích là 39.763 km2; 16,964 triệu dân và 10,164 triệu lao động trong độ tuổi. Bình
    quân số dân trên 1 đơn vị diện tích là 427 người/km2. Kiên Giang là tỉnh có diện tích
    lớn nhất. Tỉnh có số dân đông nhất là An Giang. Thành phố Cần Thơ có diện tích đất ít
    nhưng số dân tương đối đông, nên mật độ dân số là cao nhất (807 người/km2).
    Bảng 2.1. Diện tích và dân số 13 tỉnh ĐBSCL năm 2003
    TT Tỉnh
    Diện tích tự
    nhiên
    (km2)
    Dân số
    (người)
    Mật độ
    (người/km2)
    Lao động trong
    tuổi
    (người)
    1 TP Cần Thơ 1.390 1.121.141 807 696003
    2 Hậu Giang 1.607 772.239 481 470.130
    3 Tiền giang 2.367 1.655.000 699 1.178.000
    4 Long An 4.493 1.381.305 307 823.119
    5 Đồng Tháp 3.238 1.640.309 507 1.016.309
    6 Bến Tre 2.322 1.348.137 581 841.726
    7 Trà Vinh 2.215 1.009.643 456 606.493
    8 Vĩnh Long 1.475 1.038.965 704 665.000
    9 An Giang 3.406 2.155.121 633 1.038.520
    10 Kiên Giang 6.269 1.623.834 259 832.859
    11 Sóc Trăng 3.223 1.243.982 386 771.269
    12 Bạc Liêu 2.547 784.462 308 486.366
    13 Cà Mau 5.211 1.190.676 228 738.219
    Cộng 39.763 16.964.814 427 10.164.696
    Nguồn: Niên giám thống kê kinh tế - xã hội tỉnh ĐBSCL năm 2003
    Từ các ví dụ nêu trên chúng ta có nhận xét sau:
    - Các số liệu thể hiện trong các bảng là các số liệu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...